Mục tiêu nghề nghiệp dịch vụ khách hàng là? Những điều cần biết

Theo dõi tuyendung3s tại

Uyên Phạm  

Bạn đang có ý định xin vào nghề dịch vụ khách hàng và bạn phải làm một bản CV trước khi xin việc. Bạn loay hoay chưa biết cách phải viết phần mục tiêu nghề nghiệp dịch vụ khách hàng. Vậy thì bài viết này chính là đáp án dành cho bạn. Nào chần chờ gì mà không kéo xuống dưới đọc ngay thôi.

1. Thế nào là mục tiêu nghề nghiệp dịch vụ khách hàng?

1.1. Dịch vụ khách hàng được hiểu là gì?

Ngày nay trước sự biến động ngày càng lớn của thị trường kinh tế cùng với đó là nhu cầu, mong muốn của khách hàng ngày càng cao, để đạt ứng những yêu cầu khó khăn từ thị trường và khách hàng thì nghề nghiệp dịch vụ khách hàng ra đời. Tuy không phải là một khâu chủ chốt trong quá trình kinh doanh thế nhưng nghề dịch vụ khách hàng là một trong những yếu tố hỗ trợ doanh nghiệp giữ chân khách hàng của mình.

Dịch vụ khách hàng được hiểu là
Dịch vụ khách hàng được hiểu là

Dịch vụ khách hàng hiểu theo một cách đơn giản là một nghề chăm sóc, hỗ trợ khách hàng sau khi mua và sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp. Đây là một ngành nghề hot và không thể thiếu trong thời đại công nghiệp hóa hiện nay.

Hàng năm số người đăng ký làm nghề nghiệp này khá cao nguyên nhân là bởi việc làm nhẹ nhàng và mức lương của nghề khá cao.

1.2. Mục tiêu nghề nghiệp dịch vụ khách hàng là thế nào?

Ngày nay trong bất cứ ngành nghề nào khi đi xin việc điều đòi hỏi ứng viên phải chuẩn bị một bản CV và phần mục tiêu nghề nghiệp là một phần không thể thiếu. Giống như các ngành khác, bản CV của nghề nghiệp dịch vụ khách hàng cũng cần lưu ý cách viết mục tiêu nghề nghiệp. Bởi nhìn có vẻ đơn giản nhưng phải làm cách nào để viết mục tiêu gây ấn tượng với nhà tuyển dụng để gia tăng lợi thế cho bản thân là điều không dễ dàng.

2. Vai trò của mục tiêu nghề nghiệp dịch vụ khách hàng gồm những gì?

2.1. Đối với người ứng viên

Đối với người ứng viên
Đối với người ứng viên

Khi nêu mục tiêu nghề nghiệp đối với nghề của mình chuẩn chỉnh theo yêu cầu mà nhà tuyển dụng đưa ra sẽ mở ra cơ hội được làm việc cho ứng viên tại môi trường họ mơ ước. Bên cạnh đó viết viết mục tiêu nghề nghiệp còn thể hiện năng lực, mức lương mong muốn và sự phấn đấu nỗ lực trong công việc của người ứng viên.

2.2. Đối với nhà tuyển dụng

Khi xem những bản CV của ứng viên xin việc nhất là đối với nghề nghiệp dịch vụ khách hàng, nhà tuyển dụng luôn quan tâm nhất là phần mục tiêu nghề nghiệp của họ bởi phần này sẽ cho nhà tuyển dụng thấy khả năng nghiêm túc và đầu tư một bản CV xin việc của ứng viên. Mục tiêu nghề nghiệp còn cho nhà tuyển dụng xác định được sự phù hợp hay không phù hợp của ứng viên xin việc với vị trí mà doanh nghiệp mình đang tìm kiếm. Để từ đó xác nhận duyệt CV và cho ứng viên vào vòng phỏng vấn trực tiếp hay là không để gia tăng cơ hội làm việc cho người xin việc.

3. Những lưu ý cần nhớ khi viết mục tiêu nghề nghiệp dịch vụ khách hàng?

Để viết một bản CV xin việc đôi với nghề nghiệp dịch vụ khách hàng là không đơn giản nhất là phần mục tiêu nghề nghiệp. Đây là phần mà nhiều ứng viên khi chuẩn bị CV loay hoay và lúng túng nhất khi viết. Bởi nó là một phần quyết định người đó sẽ được nhận công việc này hay không. Để giải đáp những lo lắng ấy của các bạn ứng viên thì hãy nhớ những lưu ý và cách viết sau đây để làm một bản CV chỉnh chu, ấn tượng và tạo lợi thế khi đi xin việc cho mình bạn nhé.

3.1. Mục tiêu đề ra phải rõ ràng

Mục tiêu đề ra phải rõ ràng
Mục tiêu đề ra phải rõ ràng

Bạn còn nhớ công thức SMART khi học Đại học các thầy cô dạy là 

S- Specific có nghĩa là cụ thể

M- Measurable có nghĩa là đo lường được

A- Achievable có nghĩa khả thi

R- Realistic có nghĩa thực tế 

T- Time có nghĩa là thời gian 

Công thức này chắc hẳn nhiều bạn vẫn còn nhớ chứ nhỉ? Vậy bạn có biết công thức này được áp dụng vào đâu không? 

Câu trả lời chính là để xác định mục tiêu nghề nghiệp này chứ còn đâu nữa. Và mục tiêu nghề nghiệp đầu tiên khi xác định chính là phải rõ ràng, cụ thể. Bạn đừng có nói khoác lác là mình có thể làm nọ làm kia, dài dòng, lan man nhà tuyển dụng sẽ không thích đọc những mục tiêu kiểu vậy đâu. Thế nên thay vì viết quá nhiều trong mục tiêu nghề nghiệp thì bạn chỉ cần viết ngắn gọn trong vòng 3 đến 5 câu theo công thức SMART là đã ăn điểm trong mắt nhà tuyển dụng rồi. Để xác định mục tiêu của nghề dịch vụ khách hàng thì cũng vẫn theo công thức đó và nhớ là bám sát vào nghề nghiệp mình chọn để viết đó nhé.

3.2. Mục tiêu ngắn hạn và dài hạn phải có tính kết nối

Mục tiêu ngắn hạn và dài hạn phải có tính kết nối
Mục tiêu ngắn hạn và dài hạn phải có tính kết nối

Ngoài những điều cần nhớ khi viết về mục tiêu nghề nghiệp theo công thức trên bạn còn nên nhớ mục tiêu nghề nghiệp là sự kết hợp của mục tiêu ngắn hạn và dài hạn vì thế hai phần này phải được liên kết chặt chẽ với nhau, câu trước nói với câu sau để làm nổi bật lên câu sau từ đó gây ấn tượng mạnh đối với nhà tuyển dụng về bản CV của bạn hơn các ứng viên khác. Để làm cho mục tiêu nghề nghiệp của bản thân trở nên nổi bật hơn, rõ ràng, rành mạch hơn bạn có thể gạch đầu dòng ở mỗi câu văn và thể hiện sự chỉnh chu, đầu tư trong mục này đối với bản CV của bản thân.

3.3. Những gợi ý viết mục tiêu nghề nghiệp dịch vụ khách hàng hay dành cho bạn tham khảo

Như bạn đã biết nghề nghiệp dịch vụ khách hàng là một nghề đầy triển vọng và thu hút nguồn nhân lực lớn mỗi năm. Bởi vì là một nghề nghiệp hot như thế vậy nên nghề này cũng đang được các doanh nghiệp phân chia ra thành từng vị trí khác nhau như: cộng tác viên, nhân viên, quản lý. Và bản CV xin việc của mỗi nghề này cũng như cách viết phần mục tiêu cho mỗi vị trí công việc này cũng không giống nhau, cụ thể bạn có thể tham khảo những mẫu mục tiêu nghề nghiệp sau đây:

3.3.1. Cộng tác viên dịch vụ khách hàng

Cộng tác viên dịch vụ khách hàng
Cộng tác viên dịch vụ khách hàng

Đây là một nghề thuê ngoài của mỗi doanh nghiệp bởi công việc này có thể thoái mái thời gian làm việc mà không chịu sự quản lý, giám sát chặt chẽ của doanh nghiệp như những nhân viên làm việc chính thức. Bởi là nghề thuê ngoài nên nhà tuyển dụng khi xem CV của vị trí này cũng không quá khắt khe với phần mục tiêu nghề nghiệp, thế nhưng việc đầu tư một bản CV chỉnh chu và phần mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng sẽ mang tới cơ hội làm việc cao hơn cho các bạn công tác viên. Vì thế để thể hiện sự nghiêm túc trong công việc này ứng viên có thể viết mục tiêu của mình như sau:

“Em mong muốn hoàn thành tốt những công việc được giao tại doanh nghiệp và trong vòng 6 tháng tới trở thành nhân viên chính thức được làm việc trực tiếp tại doanh nghiệp”

Hoặc cũng có thể viết như là:

“Em mong muốn được trao dồi khả năng làm việc và kinh nghiệm và hỗ trợ công ty hoàn thành các công việc trong năng lực của bản thân”

Vị trí cộng tác viên thường phù hợp dành cho các bạn sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường hoặc những nhân viên văn phòng muốn kiếm thêm thu nhập cho bản thân và có thể tham khảo những mẫu câu trên để viết mục tiêu nghề nghiệp trong bản CV xin việc cho mình.

3.3.2. Nhân viên dịch vụ khách hàng

​ Nhân viên dịch vụ khách hàng
Nhân viên dịch vụ khách hàng

Đối với vị trí nhân viên là một vị trí làm việc chính thức tại công ty thế nên nhà tuyển dụng cần mục tiêu nghề nghiệp của ứng viên phải cụ thể rõ ràng, đề ra được những  mục tiêu làm được và sẽ làm được đối với công ty và khách hàng. Bởi vậy nên phần này các bạn có nhu cầu ứng tuyển có thể viết một số câu như:

Em mong muốn trở thành nhân viên chính thức hoàn thành tốt các công việc được công ty giao phó, đề ra những giải pháp nâng cao dịch vụ cho khách hàng hiệu quả hơn và trong vòng 1 năm có thế phấn đấu vươn lên vị trí quản lý của bộ phận.

Em mong muốn học hỏi và tích lũy được nhiều kinh nghiệm, kỹ năng để hoàn thiện những chiến lược nhằm nâng cao dịch vụ khách hàng

3.3.3. Quản lý dịch vụ khách hàng

Là một vị trí quan trọng và chủ chốt tại doanh nghiệp nên vị trí này không chỉ đòi hỏi đáp ứng được kinh nghiệm, kỹ năng làm việc mà còn phải có khả năng lãnh đạo đội nhóm, đề ra những chiến lược hiệu quả thúc đẩy doanh số công ty phát triển. Vậy nên với vị trí này có thể viết phần mục tiêu như sau:

Mong muốn cải thiện và vạch ra đúng đắn những phương án hoàn thiện dịch vụ khách hàng tại công ty, hỗ trợ và đào tạo đội ngũ nâng cao năng lực làm việc để cùng hỗ trợ công ty phát triển ngày càng vững mạnh hơn nữa…

Trên đây vieclam24h.net.vn đã giúp các bạn hiểu hơn về cách viết mục tiêu nghề nghiệp dịch vụ khách hàng rồi phải không? Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp bạn hoàn thiện bản CV và tăng cơ hội làm việc cho bản thân rồi. Hãy đón chờ những bài viết tiếp theo để tìm hiểu những nghề nghiệp khác nữa nhé.

Bài Viết Liên Quan

BÌNH LUẬN

TRẢ LỜI BÌNH LUẬN

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ :