Viết lý do nghỉ việc trong CV chuẩn nhất, bạn đã biết chưa?

Theo dõi tuyendung3s tại

Phạm Hiên  

Ngày đăng: 25/03/2024

Lý do nghỉ việc tại công ty cũ – có lẽ bạn hay là những nhà tuyển dụng đều không có thiện cảm và đều không muốn nhắc đến quá nhiều khi đi xin việc. Tuy nhiên, không phải tất cả những yếu tố khác đều đảm bảo được bạn là ứng viên sáng giá nhất cho vị trí công việc ứng tuyển. Do đó, hầu hết các nhà tuyển dụng đều muốn kiểm chứng năng lực của ứng viên cũng như thái độ của họ như thế nào qua những lý do nghỉ việc tại công ty cũ. Vậy viết lý do nghỉ việc trong CV như thế nào là thông minh nhất?

1. Lý do nghỉ việc trong CV - có cần thiết hay không?

Có thể nói, CV là một trong những yếu tố hết sức quan trọng và cần thiết, góp phần vào việc quyết định cơ hội việc làm của mỗi ứng viên. Đây chính là bản tóm tắt, giới thiệu về bản thân của ứng viên trước nhà tuyển dụng. Và thông thường các mẫu CV chuyên nghiệp hiện nay để chỉ liệt kê một số mục cơ bản như: thông tin cá nhân, mục tiêu nghề nghiệp, kinh nghiệm, kỹ năng chuyên môn, bằng cấp – chứng chỉ, sở thích và không có mục lý do nghỉ việc ở công ty cũ. Bởi vì phần lớn nhà tuyển dụng sẽ đặt câu hỏi trực tiếp trong quá trình phỏng vấn. Tuy nhiên, nếu muốn bạn vẫn có thể đưa mục này vào CV thì vẫn có thể được.

Viết lý do nghỉ việc trong CV có cần thiết không
Viết lý do nghỉ việc trong CV có cần thiết không?

Trước khi đưa lý do nghỉ việc vào CV, bạn cần phải xem xét thật kỹ là lý do đó có chính đáng và không làm ảnh hưởng gì đến công việc mà mình đang ứng tuyển hay không. Nếu lý do đó không thuận lợi cho việc ứng tuyển thì tốt hơn hết là bạn không nên đưa vào CV. Rất nhiều bạn quá thành thật và đưa hết những lý do vào trong CV, gây mất điểm với nhà tuyển dụng và đánh mất cơ hội việc làm của chính mình. Để làm tốt việc này bạn nên tham khảo cách viết CV online và những nội dung nên trình bày trong một bản CV xin việc chuyên nghiệp và ấn tượng.

Vậy câu hỏi được đặt ra là nên để lý do nghỉ trong ở đâu trong CV? Xét về tổng thể của mẫu CV thì bạn nên đặt chung với mục kinh nghiệm làm việc. Đây là một phần quan trọng của bất cứ CV xin việc nào, là một phần để giúp nhà tuyển dụng đánh giá năng lực của mỗi ứng viên ra sao. Tại đây, bạn sẽ liệt kê những kinh nghiệm đã tích lũy được trong suốt quá trình làm việc tại các công ty cũ. Do đó, bạn có thể đưa phần lý do nghỉ việc vào sau phần công việc tại mục kinh nghiệm làm việc một cách khéo léo nhất.

2. Cách viết lý do nghỉ việc trong CV thông minh nhất, bạn đã biết chưa?

Cách viết lý do nghỉ việc trong CV thông minh nhất
Cách viết lý do nghỉ việc trong CV thông minh nhất

Khi quyết định nghỉ việc và ứng tuyển vào một công ty khác thì việc hạ thấp công ty cũ và đề cao công ty mới là điều thường xuyên xảy ra với nhiều ứng viên, nhất là những bạn trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm xin việc làm. Tuy nhiên, hãy tưởng tượng rằng, cho dù nhà tuyển dụng có bỏ qua những lý do “kể tội xấu” công ty hay đồng nghiệp cũ bởi trình độ, năng lực và những kinh nghiệm xuất sắc của bạn để nhận bạn vào làm việc tại công ty thì rất có thể một ngày nào đó, công ty cũ lại chính là đối tác của công ty bạn đang làm. Do đó, thay vì việc phải lo lắng không biết làm sao để đối phó được với tình huống “oái oăm” này thì ngay từ ban đầu, hãy chuẩn bị một hành trang thật tốt hay nói một cách đơn giản chính là chọn cho mình một “đường lui” để có thể ứng biến được trước những câu hỏi lý do nghỉ việc ở công ty cũ trong CV. Bạn có thể tham khảo một số form mẫu CV cho người chưa có kinh nghiệm sau:

 - Hiện công ty cũ đang thực hiện việc cơ cấu lại nhân sự và tôi được điều chuyển sang một bộ phận khác, không phù hợp với chuyên môn cũng như kinh nghiệm và sở thích của mình.

- Công ty cũ hiện cách nhà tôi khá xa và bất tiện cho việc đi lại cũng như triển khai các dự án. Do đó, tôi muốn tìm một nơi làm việc gần và tiện hơn để có thể tập trung tối đa công sức cho công việc của mình, mang đến hiệu quả cao trong công việc.

- Công việc ở chỗ cũ không có cơ hội thăng tiến và phát huy hết khả năng, trình độ của bản thân. Vì vậy tôi mong muốn được làm ở vị trí phù hợp, có thể thể hiện được hết những thế mạnh của mình cũng như sự cố gắng củ tôi được nhìn nhận.

- Trước đó, gia đình tôi xảy ra một chút vấn đề và tôi cần thời gian để giải quyết mọi việc. Hiện nay, tôi đã hoàn thành xong và sẵn sàng đi làm full time.

- Công việc ở công ty cũ chưa mang đến cho tôi nhiều trải nghiệm và tôi muốn được thách thức bản thân hơn ở những lĩnh vực mới.

Đây là một số lưu ý khi viết CV với cách trình bày lý do nghỉ việc ở công ty cũ và bạn có thể lựa chọn một lý do cụ thể cho mẫu Cv của mình, biên tập lại sao cho phù hợp với từng vị trí công việc và công ty cũng như các tình huống mà nhà tuyển dụng đưa ra. Sau khi vượt qua vòng ứng tuyển, bạn sẽ gặp trực tiếp nhà tuyển dụng và lúc này cần phải thể hiện được sự tự tin, dứt khoát và trình bày thật ngắn gọn những lý do khi nhà tuyển dụng hỏi đến.

3. Một số lưu ý khi viết lý do nghỉ việc trong CV

3.1. Lý do nghỉ việc trong CV cần được nêu ngắn gọn

CV để ấn tượng và thu hút nhà tuyển dụng cần phải trình bày thật ngắn gọn và khoa học. Tương tự như các mục khác trong CV, lý do nghỉ việc cũng cần được trình bày hết sức ngắn gọn, rõ ràng, rành mạch. Có thể khi bạn trả lời phỏng vấn ở ngoài thực tế trước nhà tuyển dụng sẽ mất khá nhiều thời gian và dài dòng. Tuy nhiên, điều đó lại khá kỵ trong CV bởi đây là phần nếu xảy ra sai sót có thể sẽ ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng của quá trình xin việc. Do đó, bạn chỉ nên trình bày lý nghỉ việc từ 1 -2 gạch đầu dòng trong mục kinh nghiệm là phù hợp nhất.

3.2. Lý do nghỉ việc cần thể hiện sự trung thực

Thực tế có thể thấy, số lượng các doanh nghiệp, nhà tuyển dụng yêu cầu các ứng viên phải trình bày lý do nghỉ viêc trong CV không phải quá nhiều, bởi đa số họ sẽ dành phần này để hỏi trực tiếp trong vòng phỏng vấn nếu như họ có nhu cầu tìm hiểu rõ hơn về ứng viên và quá trình làm việc của họ thời gian trước đó, trong các doanh nghiệp, công ty khác và lý do nghỉ việc đó liệu có ảnh hưởng đến chất lượng làm việc của ứng viên đó khi được nhận vào làm hay không. Và trong các trường hợp đó, bạn cần phải thật trung thực về lý do nghỉ việc của mình.

Trong trường hợp nếu như công ty cũ của bạn cắt giảm nhân sự và bộ phận bạn làm việc lại không may mắn nằm trong số đó thì hãy ghi thật thành thực vào CV. Nếu như bạn tự nhận thấy những kỹ năng của mình chưa đủ để đáp ứng được công việc và muốn được trau dồi thêm thì nên ghi là “cần có thêm nhiều thời gian để đi học và nâng cao những kỹ năng chuyên môn đó”.

Thực tế thì việc trình bày lý do nghỉ việc trong CV không quá phổ biến và hầu hết các mẫu CV online hiện nay đều không xuất hiện mục này. Tuy nhiên, nếu bạn có khả năng tự thiết kế và sáng tạo mẫu CV theo ý riêng của mình hay theo yêu cầu bắt buộc của công ty tuyển dụng thì bạn bắt buộc phải thêm mục bày vào CV bởi điều này thể hiện họ đang rất quan tâm đến quá trình làm việc trước đó của bạn. Vì vậy, bất kỳ những dấu hiệu nào cho thấy tính thiếu trung thực sẽ là nguyên nhân khiến CV của bạn bị loại ngay lập tức.

3.3. Hạn chế việc nói xấu công ty cũ

Lưu ý khi viết lý do nghỉ việc trong CV
Lưu ý khi viết lý do nghỉ việc trong CV

Ngoài việc thể hiện tính trung thực thì việc bạn cũng cần hết sức lưu ý là tuyệt đối không được nói xấu công ty, đồng nghiệp cũ, gây ảnh hưởng không tốt đối với công ty mà bạn đã từng làm việc. Nếu bạn đưa ra những lý do như điều kiện làm việc không tốt, sếp khó tính, đồng nghiệp không thân thiện, lương thấp,... thì rất có thể bạn sẽ bị liệt vào danh sách đen của nhà tuyển dụng. Việc bạn đưa ra những nhận xét không hay về công ty cũ sẽ tạo cho các nhà tuyển dụng, doanh nghiệp sự lo lắng rằng liệu sau này khi rời khỏi công ty của họ, bạn có tiếp tục làm điều tương tự khi đi ứng tuyển tại các công ty khác hay không. Và điều đó chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến uy tín và sự phát triển của doanh nghiệp họ. Chắn chắn rằng sẽ không có doanh nghiệp nào lại muốn nhận những ứng viên như vậy vào làm việc tại công ty của mình cả. Do đó, hãy hết sức lưu ý khi trình bày lý do nghỉ việc trong CV.

3.4. Luôn phải chú ý về chính tả trong CV

Một điều rất quan trọng mà bạn không thể bỏ qua mỗi khi làm CV chính là phải kiểm tra thật kỹ lỗi chính tả không chỉ riêng phần lý do nghỉ việc mà trong tất cả các mục khác như  tính cách trong CV, kinh nghiệm làm việc, trình độ chuyên môn,... Đây là điều kỵ nhất đối với tất cả các văn bản nói chung và với CV nói riêng, thể hiện được phong cách làm việc của bạn như thế nào trước nhà tuyển dụng. Chỉ cần mắc một sai sót nhỏ cũng khiến bạn bị đánh giá không tốt, thể hiện là người thiếu chuyên nghiệp, không cẩn thận khi làm việc. Và cách làm việc đó sẽ ảnh hưởng không tốt đến hoạt động kinh doanh và hiệu quả của doanh nghiệp. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc cơ hội của bạn đã nhanh chóng tuột mất một cách đáng tiếc. Do đó, trước khi gửi CV đến nhà tuyển dụng, hãy rà soát một cách kỹ lưỡng từng chi tiết, thậm chí có thể nhờ một số người bạn, người thân kiểm tra giúp để đảm bảo CV của bạn không xảy ra bất kỳ lỗi nào, giúp bạn tăng cơ hội được lựa chọn vào vào phỏng vấn.

Trên đây là một số lưu ý quan trọng giúp bạn trình bày lý do nghỉ việc trong CV một cách thông minh và chuẩn nhất. Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích để bạn có thể tạo được ấn tượng  tốt cũng như chinh phục được các nhà tuyển dụng khó tính chỉ trong vòng một nốt nhạc, mở rộng cơ hội có được việc làm cho bản thân mình nhé!

Bài Viết Liên Quan

BÌNH LUẬN

TRẢ LỜI BÌNH LUẬN
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ :