Mách bạn cách viết mẫu CV xin việc xây dựng hiệu quả nhất

Theo dõi tuyendung3s tại

Phương Anh  

Ngày đăng: 16/04/2024

Xây dựng hiện đang là một lĩnh vực quan trọng và không thể thiếu trong sự phát triển của một quốc gia hiện nay. Vì vậy, nhu cầu về tuyển dụng của lĩnh vực này luôn đòi hỏi rất lớn. Bên cạnh đó, số lượng ứng viên cũng rất nhiều. Do đó, việc chuẩn bị các hồ sơ ứng tuyển luôn rất quan trọng, trong đó CV xin việc xây dựng là điều không thể thiếu. Vậy bạn đã biết cách viết CV xin việc xây dựng chưa? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu về vấn đề này nhé.

1. Viết CV như thế nào để gây ấn tượng?

Trong một bộ hồ sơ xin việc của các ứng viên hiện nay không thể nào thiếu được một bản CV giới thiệu bản thân của mình. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách viết một bản CV xin việc theo đúng chuẩn xây dựng. Dưới đây sẽ là cách viết CV xin việc xây dựng giúp bạn “đánh gục” mọi đối thủ.

Cách viết CV xây dựng ấn tượng
Cách viết CV xây dựng ấn tượng

1.1. Phần thông tin cá nhân

Có rất nhiều bạn thường rất không coi trọng trong việc điền và viết các thông tin cá nhân của mình trong một bản CV. Tuy nhiên, đây lại là một suy nghĩ khá sai lầm và có phần nghiêm trọng. Thực chất, việc viết đúng và đầy đủ các thông tin cá nhân hay thông tin liên lạc của bản thân là điều rất cần thiết.

Thực tế, phần này chính là việc các ứng viên cung cấp thông tin cho nhà tuyển dụng và nhà tuyển dụng sẽ dựa vào đó để liên lạc với bạn khi cần thiết. Vì vậy, nếu không muốn bỏ lỡ cơ hội của mình hay để nhà tuyển dụng không liên hệ được với bạn thì hãy nhớ ghi đầy đủ các thông tin nhé.

Những thông tin cá nhân mà bạn không thể bỏ sót hoặc ghi sai chính là họ tên, ngày tháng năm sinh, số điện thoại, địa chỉ email, trường học và chuyên ngành đào tạo. Chỉ là những thông tin đơn giản nhưng lại chứa giá trị thể hiện khá nhiều, vì thế đừng chủ quan ở ngay phần đầu tiên này nhé.

1.2. Phần mục tiêu nghề nghiệp

Phù hợp với từng phần nhất định
Phù hợp với từng phần nhất định

Đây chính là phần thể hiện thái độ của bạn với công việc và với vị trí mà bạn ứng tuyển này. Các nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao các ứng viên có mục tiêu, định hướng rõ ràng trong công việc của mình. Điều này cho thấy được thái độ nghiêm túc của họ trong công việc cũng như sự cầu tiến trong công việc của mình. 

Bạn có thể chia ra thành các mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn. Điều này sẽ giúp nhà tuyển dụng nắm bắt được những thông tin một cách chính xác nhất có thể. Với mục tiêu ngắn hạn bạn có thể nói đến việc hoàn thành các công việc được giao một cách tốt nhất, hỗ trợ được các công việc cho đồng nghiệp. Có được những kết quả nhất định trong công việc,...

Với mục tiêu dài hạn, bạn có thể xây dựng kế hoạch từ 3 - 5 năm tới sẽ trở thành một giám sát viên hoặc những vị trí nào đó mà bạn mong muốn. Tuy nhiên đừng thể hiện những mong muốn quá cao mặc dù bạn thực sự nghĩ như vậy.

Không lan man
Không lan man

Hãy viết một cách ngắn gọn, nhưng súc tích và đầy đủ ý. Việc viết quá dài sẽ khiến nhà tuyển dụng khó bao quát hết được thông tin và dễ để lỡ những thông tin quan trọng mà bạn muốn truyền đạt.

1.3. Phần trình độ học vấn

Đây chính là phần bạn cần liệt kê ra về các bằng cấp cũng như các trình độ của bản thân với vị trí ứng tuyển của mình. Bất kỳ một công việc nào cũng vậy, việc có nền tảng kiến thức và các bằng cấp liên quan luôn là điều rất cần thiết. Bởi đó sẽ là minh chứng cho việc bạn đã có được nền tảng kiến thức chuyên ngành cũng như được đào tạo một cách bài bản. 

Thông qua phần này, nhà tuyển dụng cũng sẽ biết được liệu những kiến thức mà bạn có có thực sự phù hợp với vị trí mà họ đang tuyển dụng hay không. Đặc biệt với lĩnh vực xây dựng, bạn phải có kiến thức chuyên ngành thì mới có thể đọc được các bản vẽ, các bản thiết kế, tính toán các số liệu về vật liệu cần thiết,... Hãy thể hiện cho nhà tuyển dụng biết được môi trường mà bạn được đào tạo cũng như các kiến thức, kỹ năng bạn đã học được.

Thể hiện rõ định hướng
Thể hiện rõ định hướng

Đặc biệt, nếu bạn đã tham gia các khóa học liên quan đến xây dựng và nhận được các chứng chỉ, bằng cấp thì đừng ngần ngại khoe ra nhé. Đó có thể sẽ là các yếu tố giúp bạn mở rộng cơ hội của mình trước nhà tuyển dụng đó. 

1.4. Phần kinh nghiệm làm việc

Với ngành xây dựng nói riêng và các ngành nghề khác nói chung thì kinh nghiệm làm việc luôn là một yếu tố khá quan trọng với các ứng viên trong việc ứng tuyển vào bất kỳ vị trí nào. Rõ ràng có thể nhận thấy được một điều chính là việc các ứng viên có kinh nghiệm làm việc bao giờ cũng được đánh giá cao hơn so với những ứng viên chưa có kinh nghiệm. 

Với kinh nghiệm của mình, bạn hãy thể hiện theo thứ tự thời gian, từ quá khứ cho tới hiện  tại. Cách viết này sẽ giúp cho nhà tuyển dụng nắm bắt được tốt hơn các thông tin về kinh nghiệm mà bạn đã từng làm, từng có trong lĩnh vực xây dựng. Hãy viết ra những công việc mà bạn được giao, đảm nhận và kết quả thực hiện ra sao. Nên nhớ cần viết ngắn gọn, tránh dài dòng, lan man. 

Kinh nghiệm của bản thân
Kinh nghiệm của bản thân

Một lưu ý trong phần này là đừng kể hết các công việc mà bạn đã từng làm ra. Hãy chỉ kể những công việc liên quan đến lĩnh vực xây dựng mà thôi. Bạn đang viết CV xin việc xây dựng mà, đừng để nhà tuyển dụng cho rằng bạn đang bị lạc đề một cách rất lộ liễu nhé.

1.5. Phần kỹ năng của bản thân

Nếu bạn muốn chinh phục những vị trí cao và “khó nhằn” trong lĩnh vực xây dựng thì đừng quên thể hiện các kỹ năng của mình ra nhé. Các công việc nào cũng vậy, việc đòi hỏi có các kỹ năng liên quan luôn là điều rất cần thiết. Bởi nhờ các kỹ năng này mà việc thực hiện, triển khai công việc của bạn sẽ đạt hiệu quả tốt hơn, khả thi hơn và sẽ có những kết quả đáng mong đợi hơn rất nhiều.

Một vài kỹ năng mà bạn cần có trong lĩnh vực xây dựng hay trở thành một kỹ sư xây dựng như khả năng lên kế hoạch, quản lý thời gian tốt, kỹ năng về thiết kế, khả năng giao tiếp và trình bày vấn đề, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng xử lý các tình huống hay vấn đề phát sinh, việc đưa ra các quyết định ở những thời điểm quan trọng,...

Các kỹ năng
Các kỹ năng 

Bên cạnh đó, ngoại ngữ như tiếng Anh và các kỹ năng tin học văn phòng cũng là một điều rất cần thiết trong ngành xây dựng. Hơn hết, khả năng tính toán và sử dụng các phần mềm chuyên ngành cũng là một trong những yêu cầu bắt buộc của ứng viên trong lĩnh vực xây dựng. Thêm vào đó, bạn cũng cần phải có khả năng chịu được áp lực công việc. Bởi xây dựng là một ngành khá đặc thù, nó đòi hỏi ứng viên cần hoạt động một cách hết năng suất để đạt được hiệu quả cũng như kết quả công việc một cách hoàn hảo nhất.

Trên đây là cách viết CV xin việc xây dựng chuẩn nhất dành cho ứng viên trong lĩnh vực này. ở mỗi phần khác nhau sẽ có những yêu cầu và cách thể hiện, trình bày khác nhau. Vì thế, các ứng viên cần phải thể hiện được đúng, đủ số lượng thông tin cần thiết để có thể đưa tới những thông tin có lợi cho mình với nhà tuyển dụng. Với cách viết CV xin việc xây dựng như vậy, ứng viên có thể dễ dàng viết cũng như định hướng được cách viết cho mình. 

2. Một vài lưu ý khi viết CV xin việc xây dựng

Lưu ý gì khi viết CV?
Lưu ý gì khi viết CV?

Đối với lĩnh vực xây dựng thì đây được coi là một ngành đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế của một quốc gia, dân tộc. Vậy, phát triển ngành xây dựng là mục tiêu cũng như vấn đề cần phải phát huy, thực hiện. Hơn hết, đây cũng là lĩnh vực có khá nhiều vị trí và công việc cho các ứng viên cũng như người lao động lựa chọn. vì thế, xây dựng cũng được coi là một ngành nghề có khả năng giải quyết được vấn đề việc làm ở các quốc gia hiện nay.

Việc ứng tuyển vào các vị trí trong lĩnh vực xây dựng đều sẽ có những đòi hỏi riêng. Tuy nhiên, để có thể gây được ấn tượng cũng như ghi điểm cho mình trước các nhà tuyển dụng thì ứng viên cần phải có những bản CV giới thiệu bản thân một cách chuẩn nhất. 

Nếu đã biết được cách viết CV xin việc chuẩn ở trên thì việc nắm bắt các lưu ý trong quá trình viết cũng là điều cần thiết không kém. Vậy, khi viết CV xin việc xây dựng cần lưu ý những vấn đề gì?

Đầu tiên, với bất kỳ bản CV nào thì việc trình bày luôn là một điều cần phải được chú ý đầu tiên. Bởi trước khi nhà tuyển dụng đọc thông tin của bạn trong CV thì họ sẽ nhìn tổng quát về CV của bạn trước. Nếu lúc này, cách trình bày CV của bạn thực sự tệ thì việc không muốn đọc CV là điều rất dễ xảy ra. 

Cách trình bày
Cách trình bày

Hãy trình bày CV của bạn trên khổ A4 với các đề mục được phân chia rõ ràng, các khoảng cách được đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn đã đề ra. Việc này sẽ giúp CV của bạn trông trang trọng, ngay ngắn hơn rất nhiều. Nên nhớ, CV chính là một ảnh đại diện, một bộ mặt ban đầu của bạn trước nhà tuyển dụng trước khi bạn có cơ hội diện kiến chính thức. Vì vậy, nếu không muốn nhà tuyển dụng quăng ngay CV của bạn vào sọt rác thì hãy trình bày một cách chỉn chu nhất nhé.

Điều thứ hai chính là cách viết CV. Hầu hết các ứng viên đều có nhu cầu thể hiện được hết tất cả các kỹ năng, điểm mạnh của bản thân trước nhà tuyển dụng. Vì vậy, khi bị cuốn theo suy nghĩ đó thì việc viết lan man, dài dòng là điều rất dễ xảy ra. Bạn nên biết rằng không ai có đủ thời gian để đọc hết chục trang CV của bạn đâu. hãy cố gắng cho toàn bộ thông tin vào một trang A4, sử dụng các câu văn ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn giữ được ý mà bạn muốn trình bày. Việc đúng ngữ pháp, đủ ý và không sai chính tả giúp bạn ghi điểm hơn trong mắt nhà tuyển dụng.

Cuối cùng chính là việc sáng tạo trong các thiết kế CV. Hiện nay, các phần mềm thiết kế CV đang trở nên phổ biến hơn rất nhiều vì nó giúp cho ứng viên có thể tự thiết kế theo sự sáng tạo của bản thân. Nếu bạn cũng có những ý tưởng thì đừng ngần ngại thể hiện với các nhà tuyển dụng. Điều này sẽ cho nhà tuyển dụng biết được bạn có khả năng sử dụng các phần mềm thiết kế cũng như có sự sáng tạo trong công việc. Mà xây dựng lại là một ngành rất đòi hỏi những yếu tố này. Hơn hết, với những bản CV ấn tượng trong cách trình bày và đầy đủ về nội dung sẽ khiến cơ hội việc làm đến gần bạn hơn.

Sự sáng tạo
Sự sáng tạo

 

Hiện nay, có rất nhiều mẫu CV xây dựng và các bạn có thể dễ dàng download các mẫu CV xin việc ngành xây dựng trên mạng Internet. thông qua đó có thể dễ dàng tam khảo các mẫu CV xin việc ngành xây dựng khác nhau để có thể có được bản CV của mình đẹp hơn, chuyên nghiệp hơn.

Hy vọng bài viết này đã giúp các bạn biết được cách viết CV xin việc xây dựng và những lưu ý liên quan để có một bản CV hoàn hảo nhất. Mong rằng các bạn sẽ có thể viết được những bản CV xin việc xây dựng chuẩn nhất và nắm bắt được các cơ hội việc làm hấp dẫn cho bản thân. 

Bài Viết Liên Quan

BÌNH LUẬN

TRẢ LỜI BÌNH LUẬN
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ :