CV xin việc Designer - Mẫu CV sáng tạo thổi hồn cho nhà thiết kế

Theo dõi tuyendung3s tại

Phương Mai  

Ngày đăng: 16/04/2024

Có lẽ khi nghe tới một bản CV xin việc chúng ta sẽ nghĩ tới sự “tẻ nhạt” với chữ và chữ đúng không. Tuy nhiên, một bản CV được trình bày hoàn hảo đôi khi đó còn là một tác phẩm với sự cất công xây dựng tiêu tốn rất nhiều thời gian và công sức. CV xin việc Designer chính như vậy, nhưng làm sao để thổi hồn cho CV Designer được bừng sáng hơn để tạo sự nổi bật thì hãy cùng tìm hiểu với bài viết được chia sẻ dưới đây nha.

1. Chọn lọc và đưa thông tin hoàn hảo nhất cho CV xin việc Designer

1.1. Thể hiện về thông tin cá nhân 

Chọn lọc và đưa thông tin hoàn hảo nhất cho CV xin việc Designer
Tìm kiếm và chọn lọc thông tin phù hợp nhất để điều chỉnh CV xin việc vị trí Designer.

Đay được cho là một yếu tố hiển nhiên mà bạn cần cung cấp tới nhà tuyển dụng như bao CV xin việc ngành nghề khác không hề riêng gì đối với CV xin việc Designer. Vì nếu bạn không cung cấp thì nhà tuyển dụng sẽ không biết bạn là ai và bạn nộp hồ sơ tới công ty để làm gì. 

Thông tin cơ bản cho mục này đó là đưa ra tên, năm sinh thể hiện tuổi, địa chỉ sinh sống cùng email hoặc SĐT để liên hệ khi cần. Ngắn gọn chính xác và có sự chuyên nghiệp trong cung cấp đó cũng là yếu tố đầu để nhận được sự đánh giá cao từ nhà tuyển dụng. 

1.2. Đưa mục tiêu ngắn gọn hơn 

Đưa mục tiêu ngắn gọn hơn
Đưa mục tiêu ngắn gọn hơn 

Mục tiêu hay chính là định hướng cho sự phấn đấu của bạn nên đưa ta sự chi tiết hơn theo mục tiêu ngắn và mục tiêu dài hạn. Giúp nhà tuyển dụng nhận thấy được bạn có sự phấn đấu tốt hơn cho công việc và sẵn sàng cống hiến hết mình cho công việc trong tương lai. 

Ví dụ cụ thể dành cho bạn là: 

+ Mục tiêu ngắn hạn “Mong muốn có được một công việc ổn định nhất trở thành một nhân viên ưu tú và phấn đấu tích lũy nhiều kinh nghiệm kiến thức về lĩnh vực nghệ thuật Designer”.

+ Mục tiêu dài hạn “Sau 2 năm làm việc sẽ tiến tới thăng tiến chức vụ quản lý góp phần xây dựng cho công ty có sự phát triển mạnh mẽ hơn về doanh số”.

Xem thêm: Việc làm Thiết Kế - Mỹ thuật

1.3. Nền tảng kiến thức có vai trò riêng 

Kiến thức hay trình độ học vấn cũng là điều kiện mà nhà tuyển dụng sẽ xem xét về ứng viên của mình khi ứng tuyển vị trí Designer. Bởi nếu làm việc trong lĩnh vực thiết kế bạn sẽ cần nắm chắc được nền tảng, kỹ năng điều cơ bản của nghề thì mới tạo nên hiệu quả công việc. Còn nếu không thì việc học tập và đào tạo sẽ tốn nhiều thời gian và chi phí hơn. 

Do đó nhà tuyển dụng sẽ thường ưu tiên nhiều hơn cho các chuyên ngành về Marketing, thiết kế đồ họa, Designer chuyên nghiệp, thiết kế lĩnh vực chuyên môn,...Hãy nhớ đưa chuyên ngành theo học của bạn vào CV xin việc Designer cùng với tên trường theo học, loại tốt nghiệp và mức điểm nếu có. 

1.4. Kinh nghiệm làm việc mới là điều đáng chú ý

Kinh nghiệm làm việc mới là điều đáng chú ý
Kinh nghiệm làm việc mới là điều đáng chú ý

Nếu làm việc và tham gia lĩnh vực thiết kế thì bạn có thể nhận thấy rằng một Designer sẽ luôn được nhà tuyển dụng chọn lọc rất kỹ càng về kinh nghiệm. Bởi vậy mà nếu bạn có được một lịch sử kinh nghiệm làm việc trước đó dày dặn thì đừng ngần ngại việc phô diễn cho nhà tuyển dụng thấy được điều đó. Kinh nghiệm đó sẽ là điểm cộng tốt nhất dành cho bạn tạo nên sự khác biệt với các ứng viên khác cũng như minh chứng bản thân là người phù hợp. 

Trình bày về kinh nghiệm làm việc thì cũng cần có sự ưu tiên và mẹo nhất định. Lựa chọn công việc gắn bó lâu dài nhất, mốc thời gian gần nhất cho tới xa nhất để minh chứng về năng lực đặc biệt đừng quên liệt kê theo gạch đầu dòng về các nhiệm vụ thành tích làm việc đạt được. 

Ví dụ như:

“Nhân viên thiết kế Website

+ Tìm hiểu thông tin về các đối tượng lên ý tưởng nội dung cùng style. 

+ Chủ động lên Wireframe cho web cùng việc vẽ giao diện trên phốthop

+ Điều chỉnh các bản thiết kế để bàn giao cho đội kỹ thuật code.

1.5. CV xin việc Designer sẽ trình bày kỹ năng ra sao

CV xin việc Designer sẽ trình bày kỹ năng ra sao
CV xin việc Designer sẽ trình bày kỹ năng ra sao

Là một nhà thiết kế giỏi bạn sẽ cần tới rất nhiều kỹ năng để trang bị cho bản thân tạo nên sự thành công trong sự nghiệp của mình. Cũng như qua các kỹ năng đó có thể nâng số điểm cộng cho quá trình ứng tuyển tạo nên kết quả như ý muốn. 

Bạn có thể đưa vào CV xin việc Designer của mình với các kỹ năng cụ thể: Xây dựng được phong cách, biết cách quản lý dự án, thiết kế Typography với suy nghĩ sáng tạo, có kỹ năng phác thảo, nắm được về thiết kế in, giao tiếp giỏi, thiết kế được về website, kỹ năng nhiếp ảnh,...Mọi kỹ năng liên quan trực tiếp tới lĩnh vực thiết kế sẽ cần được trình bày nhưng tối thiểu nhất thì vẫn nên là 6 đến 8 kỹ năng qua gạch đầu dòng ngắn gọn.

Xem thêm: Bộ câu hỏi phỏng vấn Graphic Designer bạn đừng nên bỏ qua

2. Thiết kế CV xin việc Designer - Một số lưu ý gặp phải

Thiết kế CV xin việc Designer - Một số lưu ý gặp phải
Thiết kế CV xin việc Designer - Một số lưu ý gặp phải

Như bạn có thể thấy được hoàn thành một CV Designer không quá khó đúng không. Tuy nhiên, ngoài việc đảm bảo cung cấp đủ về các thông tin chính thì bạn cũng sẽ cần có sự bổ sung thêm về các yếu tố khác tạo nên một bố cục hoàn chỉnh hơn từ sở thích tới dự án hoạt động hay người tham chiếu. Hay như các lưu ý dưới đây bạn cũng cần để tâm để tránh việc nhận được sự đánh giá không tốt từ nhà tuyển dụng. 

+ Bạn sử dụng phông chữ quá rườm rà cho CV xin việc của mình mà một CV Designer sẽ cần có nội dung dễ đọc hiểu. Nếu CV của bạn với font chữ cầu kỳ đó sẽ làm nhà tuyển dụng thấy sự khó chịu và bỏ qua ngay tức thì. 

+ Màu sắc sử dụng tương phản trong CV dẫn tới sự khó chịu cho người nhìn chứ chưa nhắc tới việc đọc. Chắc chắn rằng màu sắc nổi bật là điểm tạo sự thu hút những nếu sử dụng không linh hoạt sẽ dẫn tới sự phân tâm và nội dung không còn là điểm nhấn. Vậy nên nhà tuyển dụng sẽ thường đánh giá cao về các ứng viên biết phối hợp màu sắc nhẹ nhàng. 

+ Hình ảnh sử dụng quá nhiều đó cũng là một sai lầm nghiêm trọng mà rất nhiều ứng viên đã từng gặp phải khi tạo một CV xin việc Designer. Lồng ghép hình ảnh là cần thiết tuy nhiên bạn chỉ nên đưa vào hình ảnh làm nổi bật được kinh nghiệm hay năng lực của mình. Tránh việc đưa hình ảnh vào CV chỉ với mục đích trang trí mà không liên quan tới vị trí ứng tuyển. 

+ Mắc lỗi chính tả và ngữ pháp, chắc chắn đây là điều không thể tránh nhưng bạn sẽ cần đầu tư nhiều hơn về thời gian cho việc kiểm tra. Cũng có một vài ứng viên nào đó nghĩ rằng việc chú ý tới thiết kế sẽ ghi điểm tốt hơn vì đó gắn liền với chuyên môn Designer và bỏ qua việc thể hiện thông tin cách viết, ngữ pháp. Thực tế là sự ngược lại, đối với bất kỳ CV nào nội dung mới là quan trọng nhất vậy nên đừng khiến nhà tuyển dụng mất đi thiện cảm với bạn khi nhận CV nhé. Hãy dành nhiều thời gian cho việc rà soát lại ngữ pháp, chính tả trước khi thực hiện gửi đi. 

+ Giao diện bố cục của CV là rất quan trọng vì điều đó tác động tới nhà tuyển dụng rất lớn khi đọc CV xin việc của bạn. Bạn lại còn ứng tuyển cho vị trí Designer do đó cần thể hiện được về bản thân là người phù hợp với công việc thông qua chính một bố cục CV tinh tế hơn. Lựa chọn, bố trí một cách hiệu quả cho các phần nội dung bên trong mạch lạc và thể hiện được sự sáng tạo giống như bạn đang đưa ra một ý tưởng thiết kế vậy.    

Xem thêm: Interior là gì? Bí quyết để bạn tiến xa hơn trong ngành thiết kế nội thất

3. Bật mí cách tạo CV xin việc Designer siêu ấn tượng 

Giúp chính bạn có một bản CV xin việc hoàn hảo nhất và tạo cánh cửa tương lai theo đuổi lĩnh vực thiết kế thành công thì bạn sẽ không nên bỏ qua về các mẹo nhỏ sau.

3.1. Không nên sử dụng tạo CV với Word 

Bật mí cách tạo CV xin việc Designer siêu ấn tượng
Bật mí cách tạo CV xin việc Designer siêu ấn tượng 

Đối với CV xin việc của các lĩnh vực khác thì bạn có thể lựa chọn về việc tạo cho bản thân CV viết tay hoặc đánh máy qua Word một cách dễ dàng. Ví dụ như bạn ứng tuyển vị trí nhân viên văn phòng thì việc sử dụng tạo CV xin việc với Word đó lại càng là yếu tố ghi điểm tuyệt vời hơn. Nhưng đối với vị trí Designer thiết kế thì đó lại là sự ngược lại hoàn toàn nếu bạn không muốn có điểm trừ cho chính mình về việc không có sự sáng tạo. 

Mà cạnh đó hãy đưa ra sự lựa chọn thông minh hơn cho bản thân về một phần mềm DTP để thu hút sự chú ý từ nhà tuyển dụng. Hiện nay có một số phần mềm tạo CV xin việc Designer mà bạn có thể tham khảo như: InDesign, Photoshop, hay như Illustrator cùng  file lưu xuất là dạng PDF. Cách thể hiện sự chuyên nghiệp và tài năng nhất cho vị trí đang ứng tuyển. 

3.2. Ngắn gọn và bổ sung thêm màu sắc 

Ngắn gọn và bổ sung thêm màu sắc
Ngắn gọn và bổ sung thêm màu sắc

Như bạn có thể thấy đây là lỗi mà rất nhiều ứng viên khi tạo CV xin việc cho bất cứ ngành nghề nào cũng cần chú ý tới nhưng riêng với Designer thì lại cần chú ý hơn rất nhiều. Nhà tuyển dụng nào cũng vậy sẽ không có quá nhiều thời gian cho việc lật từng trang CV dài để hiểu hết về bạn mà họ cần tới một sự tổng quát hơn cả. Vậy nên khi tạo một CV xin việc Designer bạn hãy nhấn mạnh vào nội dung chính cùng sự tối thiểu độ dài là 2 trang A4 mà thôi, Vì nhà tuyển dụng cần thấy ở đây đó cũng là một tác phẩm thiết kế từ bạn. 

Bên cạnh đó với bản CV của bạn cũng nên thể hiện đâu đó một chút màu sắc tạo sự chú ý từ nhà tuyển dụng chứ không nên gửi tới nhà tuyển dụng một mẫu CV Designer dập khuôn. Đặc biệt đó là việc bạn tạo sự sinh động cho CV hơn tránh sự nhàm chán về hàng trăm CV như một nhưng cũng không nên lạm dụng để biến đó thành lỗi. 

3.3. Thay thế về mục tiêu nghề nghiệp

Thay thế về mục tiêu nghề nghiệp
Thay thế về mục tiêu nghề nghiệp

Cho tới thời điểm hiện tại theo xu thế của hiện đại thì các nhà tuyển dụng khi tìm kiếm ứng viên cho vị trí Designer lại thường bị thu hút hơn về phần tóm tắt quá trình làm việc nhiều hơn là mục tiêu. Vì qua đó nhà tuyển dụng nhận thấy được kinh nghiệm và năng lực kỹ năng của ứng viên có phù hợp với công việc đang ứng tuyển hay không. 

Vậy nên, bạn có thể vẫn lựa chọn viết mục tiêu nghề nghiệp nhưng hay rút ngắn lại và thể hiện rõ nhất sự định hướng. Còn không bạn có thể bỏ qua và thay thế vào đó là một phần tóm tắt quá trình làm việc dày dặn của bản thân mình. 

3.4. Các dẫn chứng thực tế tạo nên sự thuyết phục

Cách mà giúp bạn có thể nhận được sự đánh giá cao nhất từ phái nhà tuyển dụng đó là việc bạn trình bày CV xin việc Designer của mình với nhiều minh chứng thực tết. Từ số liệu con số cụ thể tới các kỹ năng mà bạn học hỏi được thêm, công việc từng làm trước đó với hiệu quả mà bạn đem lại tạo ra các sản phẩm. Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao hơn về bạn và đương nhiên sẽ lựa chọn bạn thay vì lựa chọn một ứng viên khác rồi. 

3.5. Thông tin thừa là điều cần hạn chế

Không chỉ với hiện tại mà từ trước đến nay đều như vậy, khi CV đến tay người phỏng vấn thì sẽ thường được thông qua phỏng nhân sự để có sự xem xét về điều kiện phù hợp hay không. Nếu bạn không vượt qua được thì CV của bạn đã bị loại bỏ tương tự như thêm một vòng sơ tuyển vậy. Do đó hãy đảm bảo rằng CV của mình được hoàn tất vè gửi đi thật dễ hiểu, các dẫn chứng liên quan trực tiếp hoặc gần sát với công việc. Các thông tin thừa tốt nhất là không nên có vfi sẽ làm CV của bạn dài và mất điểm nhiều hơn.  

Hy vọng bài viết là sự tổng hợp bao quát nhất mà tuyendung3s.com có thể đem lại dành cho bạn về một mẫu CV xin việc Designer chuẩn xác nhất. Nếu bạn vẫn còn có sự mong nung về việc thiết kế cho mình thì đừng bỏ qua tham khảo sử dụng mẫu CV từ website tuyendung3s.com cung cấp dành riêng cho Designer nhé!

Bài Viết Liên Quan

BÌNH LUẬN

TRẢ LỜI BÌNH LUẬN
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ :