Ngày đăng: 25/04/2024
Viết CV ngành công nghệ thực phẩm chuyên nghiệp để gửi đến nhà tuyển dụng như thế nào? Cần lưu ý những gì? Nào, hãy cùng tuyendung3s.com khám phá ngay!
Là một Fan của ngành công nghệ thực phẩm và mong muốn săn tìm một vị trí công việc hấp dẫn với lựa chọn ngành này chưa bạn vẫn chưa biết viết CV ngành công nghệ thực phẩm chuyên nghiệp để gửi đến nhà tuyển dụng như thế nào? Cần lưu ý những gì? Nào, hãy cùng tuyendung3s.com khám phá ngay trong bài viết dưới đây nhé.
Đã từ lâu, CV đã được ví là thứ vũ khí lợi hại giúp ứng viên có thể chinh phục được công việc ưa thích. Với ngành nằm trong tốp hai những ngành dẫn đầu về nhu cầu nhân lực giai đoạn về 2024 - 2024 như Công nghệ thực phẩm, để có thể chinh phục được trái tim của nhà tuyển dụng tại những cơ sở việc làm công nghệ thực phẩm như ý, cũng không phải là một ngoại lệ.
CV ngành công nghệ thực phẩm là một bản tóm lược những thông tin cá nhân về bản thân có mối liên quan trực tiếp đến ngành công nghệ thực phẩm để gửi đến nhà tuyển dụng, nhằm chứng minh rằng, chính bạn không ai khác, đích thị là vị trí mà họ đang tìm kiếm. Muốn làm được điều này, bên cạnh việc trau chuốt cho ngoại hình của CV, các bạn cần đầu tư một bản nội dung chất lượng giúp lấy ngay thiện cảm từ nhà tuyển dụng trong lần đầu tiên tiếp cận.
Dĩ nhiên, CV đó phải mang được dấu ấn riêng biệt của ngành công nghệ thực phẩm và vị trí bạn mong muốn ứng tuyển, chứ không phải là một bản CV chung chung, hời hợt, có sẵn...được bạn tải về mạng xã hội. Để giúp bạn có thể hình dung rõ hơn về những nội dung cần xuất hiện trong CV ngành công nghệ thực phẩm, tuyendung3s.com sẽ hướng dẫn bạn một cách cụ thể ngay trong nội dung dưới đây. Bạn hãy theo dõi thật chăm chú để nắm bắt quyết viết CV ngành công nghệ thực phẩm chuẩn chỉnh nhất nhé.
Xem thêm: Một số câu hỏi phỏng vấn ngành công nghệ thực phẩm
Về cơ bản, một bản CV ngành công nghệ thực phẩm cho các vị trí được kiến tạo từ các trường nội dung nổi bật bao gồm thông tin cá nhân, mục tiêu nghề nghiệp, kỹ năng, những thành tích nổi bật, trình độ học vấn, kinh nghiệm và các hoạt động, dự án tham gia. Tương ứng với mỗi trường nội dung này, sẽ có lối khác khau. Chúng ta sẽ lần lượt đi khám phá bí quyết viết CV ngành công nghệ thực phẩm qua mỗi trường nội dung ngay dưới đây nhé.
Nằm ở vị trí đắc địa nhất của CV ngành công nghệ thực phẩm, thông tin cá nhân giúp nhà tuyển dụng có thể hình dung rõ nhất ứng viên. Ở phần này, thay vì đi vào cụ thể, chi tiết, bạn nên tối ưu tính khoa học, rõ ràng, chân thực để giúp cho phần liên hệ giữa nhà tuyển dụng và bạn sau khi xác nhận kết quả CV một cách dễ dàng nhất. Những thông tin cá nhân bạn nên trình bày trong phần mở đầu CV thực phẩm bao gồm: Họ và tên, vị trí ứng tuyển, email, số điện thoại, địa chỉ liên hệ và ảnh đại diện.
Mỗi phần nội dung được nêu ra trên đây cần thiết để ra một dòng biệt. Đặc biệt, lưu ý tập trung cho hai nội dung là email và ảnh đại diện. Hãy đưa vào CV thông tin email, ảnh đại diện phản ánh được sử chuyên nghiệp và nghiệm túc của bạn thay vì bằng những mail “Trẻ trâu” được dùng từ thời cấp 3 hay những ảnh đại diện photoshop quá đà. Không cần phải là ảnh thẻ, song người viết cần đảm bảo được tính chất công việc, đặc biệt là sự nghiêm túc.
Cùng với kinh nghiệm, kỹ năng, học vấn - những thành tố điểm nhấn trong CV thì mục tiêu nghề nghiệp hiện nay trong CV công nghệ thực phẩm chính là thước đo phẩm chất, thái độ cầu tiến, độ hợp văn hóa với đơn vị đang tuyển dụng. Thậm chí với những sinh viên mới ra trường, mục tiêu nghề nghiệp chính là địa chỉ giúp họ ghi điểm với nhà tuyển dụng với những kế hoạch phát triển bản thân và cống hiến cho công ty cụ thể. Đối với trường nội dung này, để thật sự gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, hãy trình bày cụ thể mục tiêu nghề nghiệp trong CV công nghệ thực phẩm của bạn làm phần cơ bản bao gồm: Mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn. Bạn có thể viết:
- Ngắn hạn: Học hỏi kinh nghiệm làm việc từ cấp trên đồng nghiệp và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà phòng ban thực phẩm đã đề ra
- Dài hạn: Phát triển bản thân ra nhiều mảng của công nghệ thực phẩm và phấn đấu trở thành cán bộ cấp cao trong việc chế biến, bảo quản thực phẩm cho doanh nghiệp.
Nằm ngay dưới mục tiêu nghề nghiệp, kỹ năng ứng dụng trực tiếp cho các vị trí tuyển dụng trong ngành công nghệ thực phẩm giúp bạn khẳng định được hiệu quả làm việc khi đầu quân vào công ty của họ. Đây là phần nội dung bắt buộc trong CV công nghệ thực phẩm. Để phản ánh được tính “ngành” trong CV trên, hãy liệt kê ra những kỹ năng bản thân sở hữu giúp bạn hoàn thành tốt nhất những nhiệm vụ được giao trong doanh nghiệp. Có 4 kỹ năng bạn cần nằm lòng khi viết CV công nghệ thực phẩm bao gồm: Kỹ năng cứng, kỹ năng mềm, ngoại ngữ và tin học. Để đảm bảo được độ khoa học, bạn nên để những kỹ năng tiêu biểu này thành những gạch đầu dòng và đính kèm thêm thanh đánh giá cho mức độ thành thạo của từng kỹ năng nhé.
Đối với hai kỹ năng phục vụ đắc lực cho chuyên ngành như tin học văn phòng và ngoại ngữ, ngay bên dưới bạn hãy trình bày thêm những chứng chỉ bạn đã dành được thời đại học nhé.
Ngoài việc mong muốn nắm rõ được kế hoạch, phẩm chất tốt của ứng viên và những kỹ năng mà ứng viên sẽ phản ánh qua kỹ năng thì, những chuyên gia trong các đơn vị công nghệ thực phẩm còn muốn biết được thái độ học tập, rèn luyện của ứng viên đó trong các môi trường đào tạo như thế nào. Trình độ học vấn trong CV chính là trường nội dung giúp họ làm được điều đó. Tuy nhiên, điều này đồng nghĩa là bạn trình bày toàn bộ nội dung học tập trong suốt 4,5 năm học tại Đại học vào CV ngành công nghệ thực phẩm. Có 4 thông số mà bạn cần lưu ý khi trình bày trình độ học vấn bao gồm: Trường học kèm theo thời gian, chuyên ngành liên quan đến công nghệ thực phẩm, xếp loại. Giống như kỹ năng, hãy trình bày những thông tin này những gạch đầu dòng nhé. Bạn có thể viết như sau:
- Trường Đại học Mở Hà Nội (9/2024 - 6/2024)
- Chuyên ngành: Công nghệ thực phẩm
- Xếp loại: Giỏi
- GPA: 3,7/4
Được xác định là tâm điểm của CV, kinh nghiệm trong CV công nghệ thực phẩm là phần nội dung quan trọng nhất mà bất kỳ một nhà tuyển dụng nào, không riêng gì ngành công nghệ thực phẩm quan tâm. Đây cũng đồng thời là phần nội dung duy nhất mà tính “ngắn gọn” của CV trở nên vô nghĩa.
Chỉ cần liên quan trực tiếp đến ngành công nghệ thực phẩm, những kinh nghiệm càng nhiều sẽ giúp nhà tuyển dụng thực sự bị ấn tượng. Song, sẽ ấn tượng hơn nếu bạn trình bày CV của mình theo những trật tự thông tin dưới đây: Tên công ty, thời gian, làm việc, vị trí công việc và mô tả công việc của bạn. Nếu có nhiều kinh nghiệm, trong CV ngành công nghệ thực phẩm của bạn, hãy ưu tiên trình bày kinh nghiệm theo trình tự từ gần đến xa. Bởi lẽ, bao giờ nhà tuyển dụng sẽ tỏ ra quan tâm đặc biệt đến công việc bạn vừa mới trải qua trước khi nộp đơn ứng tuyển vào công ty của họ.
Bạn có biết, ngoài kinh nghiệm và học vấn, việc tham gia vào các dự án và hoạt động liên quan đến công nghệ thực phẩm từ khi còn đi học, cùng với việc tham gia vào các hoạt động tình nguyện từ thời sinh viên...có thể giúp bạn làm được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng không? Tuy rằng, hai thành tố này chưa phản ánh được “bạn giỏi như thế nào”, song chúng thể hiện được rằng, bạn là người năng động, nhiệt tình và có ý trau dồi nâng cao kiến thức bản thân. Đây cũng đồng thời là nhân tố mở giúp họ định hướng trong đầu những nội dung công việc phù hợp giúp bạn có thể phát huy các điểm mạnh hay trải nghiệm, nghiên cứu về công nghệ thực phẩm trong quá khứ. Tuy là phần nội dung không bắt buộc, song với những ai sở hữu hai thế mạnh này hãy trình bày cụ thể những dự án, hoạt động tham gia của mình theo câu trúc: Tên dự án, hoạt động tham gia, thời gian, nhiệm vụ và kết quả nhé.
Nếu bạn là người có nhiều kinh nghiệm và trình bày chi tiết kinh nghiệm trong CV ngành công nghệ thực phẩm, thì người tham chiếu là mục thông tin bắt buộc phải xuất hiện trong CV công nghệ thực phẩm. Bởi lẽ, đây chính là nội dung mà nhà tuyển dụng có thể xác minh được sự trung thực trong những thông tin về kinh nghiệm bạn đã trình bày trước đó. Với người tham chiếu hãy lựa chọn cấp trên là người hiểu năng lực của bạn và vị trí của bạn. Những thông tin về người tham chiếu bạn cần thiết trình bày trong CV công nghệ thực phẩm của mình bao gồm họ và tên lãnh đạo, vị trí công việc và số điện thoại.
Trên đây chính là những nội dung căn bản nhất cần xuất hiện trong CV ngành công nghệ thực phẩm. Bên cạnh những nội dung này, để CV thêm phần hoàn hảo, đừng quên nằm lòng những lưu ý sau đây nhé.
Xem thêm: Người tham chiếu trong CV là gì?
CV công nghệ thực phẩm chỉ trở nên ấn tượng và có giá trị nếu nó phản ánh đầy đủ những thông tin liên quan trực tiếp đến “ngành công nghệ thực phẩm” và có tác dụng thúc đẩy bạn làm việc hiệu quả tại đơn vị đang ứng tuyển. Do vậy, bạn hãy sáng suốt lựa chọn những thông tin liên quan mật thiết đến ngành để đưa vào CV nhé. Trước khi gửi CV đi, hãy soát lại thật kỹ những thông tin ngắn gọn đã trình bày trong CV để tránh những lỗi chính tả không cần thiết nhé.
Hi vọng rằng, những thông tin trên đây về CV ngành công nghệ thực phẩm sẽ thực sự hữu ích với bạn trong quá trình viết CV ứng tuyển một vị trí công việc mà bạn yêu thích.
Thông Báo
Bạn có tin nhắn mới từ :