Ngày đăng: 19/04/2024
Vị trí nhân viên kinh doanh từ lâu được coi là vị trí chủ chốt quyết định doanh thu của bất kỳ công ty hay doanh nghiệp nào. Đây là công việc đòi hỏi khá nhiều yếu tố như khả năng giao tiếp, kỹ năng đàm phán và tư duy thuyết phục. Từ đó, ta có thể thấy được tầm quan trọng của vị trí nhân viên kinh doanh trong việc duy trì cũng như phát triển cho mọi doanh nghiệp nói chung. Vậy làm thế nào để tạo lập một CV kinh doanh - một trong những bước đầu tiên chinh phục được cơ hội công việc này từ nhà tuyển dụng.
CV vốn là một công cụ hữu hiệu giúp bạn thể hiện năng lực, tố chất của bản thân và trở thành bước đệm để bạn đạt được công việc mong muốn. Đối với cv nhân viên kinh doanh nói riêng thì đây là cơ hội cho việc tiếp thị kỹ năng cũng như kinh nghiệm của ứng viên.
Qua bản CV ngành nghề này, bạn phải tóm gọn được những thông tin cá nhân cơ bản, trình độ học vấn chuyên ngành liên quan, kinh nghiệm của bản thân. Hơn hết bạn cần “show” cho nhà tuyển dụng thấy kĩ năng của bản thân có thể tận dụng, phát huy một cách tối đa trong lĩnh vực kinh doanh.
Với nhiều công ty, doanh nghiệp thì nhu cầu tìm kiếm nhân viên kinh doanh là vô cùng cao. Vậy làm thế nào để trình bày ra được một CV kinh doanh ấn tượng? Bạn hãy tiếp tục theo dõi bài viết này nhé!
Đây là một trong những phần khá quan trọng trong mọi CV nói chung và CV kinh doanh nói riêng. Tên tuổi, năm sinh, địa chỉ nhà, email, số điện thoại cá nhân, bạn hãy trình bày nó một cách rõ ràng và khoa học.
Để cho bên tuyển dụng thấy bạn chuyên nghiệp ngay từ phần đầu tiên, thì bạn nên cung cấp địa chỉ email gắn liền với vị trí công việc ( ví dụ như [email protected] ). Chi tiết này không chỉ cho thấy sự chuyên nghiệp không đâu mà còn thấy được tác phong nghề nghiệp của bạn.
Bạn nên gắn kèm một bức ảnh cá nhân của mình trong chiếc áo sơ mi và phông nền trắng sẽ làm cho CV kinh doanh trở nên sáng sủa hơn bao giờ hết.
Với đặc thù ngành nghề là kinh doanh, quá trình tuyển dụng thường cho thấy bằng cấp không hay chứng chỉ không quá quan trọng. Bởi lẽ để làm tốt được công việc này, đòi hỏi bạn sở hữu nhiều kinh nghiệm cũng như kĩ năng mềm.
Bạn hoàn toàn có thể gây ấn tượng trong phần này bằng cách nêu ra thông tin học vấn của mình với những chuyên ngành theo học liên quan tới kinh doanh.
Theo đuổi bất kì ngành nghề nào cũng cần có sở thích, niềm đam mê với nghề đặc biệt là kinh doanh. Khi mang trong mình niềm đam mê, vô hình chung nó sẽ rèn giũa sự kiên trì, nhiệt huyết của bạn trong công việc. Hãy thể hiện ý chí cầu tiền, nỗ lực mạnh mẽ trong thời gian tới nếu bạn được nhận vào làm.
Nếu chưa đưa ra được mục tiêu dài hạn như 2-3 năm sau, bạn có thể đưa ra mục tiêu gần như vài tháng đến 1 năm tới.
Bạn nên tham khảo mục tiêu chiến lược kinh doanh của công ty hay doanh nghiệp bạn đang ứng tuyển vào để từ đó lên hoạch mục tiêu của bản thân cho phù hợp. Điều này giúp cho nhà tuyển dụng tiếp cận được gần hơn với ứng viên đáp ứng được nhu cầu công ty.
Khả năng giao tiếp là điều kiện tiên quyết và quan trọng nhất mà một nhân viên kinh doanh cần trang bị. Giao tiếp tốt sẽ trực tiếp giúp cho nhân viên kinh doanh tiếp cận gần hơn với khách hàng của mình. Không chỉ gây thiện cảm bằng những ngôn từ nhẹ nhàng mà ánh mắt ấm áp hay nụ cười thân thiện sẽ ghi điểm tuyệt đối cho bạn trong lòng khách hàng.
Kỹ năng tiếp đến giữ vai trò thiết yếu và góp phần thành công cho công việc của bạn là kỹ năng đàm phán. Kỹ năng này trong kinh doanh nôm na là sự bàn bạc, thỏa thuận giữa đôi bên hay nhiều bên để cùng đưa ra sự thống nhất các phương án nhằm giải quyết cơ số vấn đề về lợi ích các bên kinh doanh.
Kỹ năng cơ bản cuối cùng là thuyết phục - mấu chốt tác động, ảnh hưởng tới quyết định mua hàng của khách hàng. Với một nhân viên kinh doanh, kỹ năng này không thể thiếu sót nếu như bạn muốn hoàn thành chỉ tiêu công việc. Song song với 2 kỹ năng trên thì bạn đừng quên bổ sung kỹ năng này vào bản CV kinh doanh nhé!
Có thể nói đây là phần mà nhà tuyển dụng quan tâm nhất trong bản CV nhân viên kinh doanh. Đừng lan man hay liệt kê tất cả công việc bạn đã từng làm, hãy tập trung mô tả những kinh nghiệm ấn tượng mà liên quan trực tiếp tới công việc kinh doanh. Thái độ của bạn đối với công việc thế nào, người ta sẽ đánh giá dựa trên cơ sở thông tin mà bạn cung cấp ở phần này.
Để chứng tỏ bạn là một ứng viên thích hợp với việc kinh doanh, CV của bạn nên đưa ra các con số dẫn chứng cụ thể. Phần trăm hiệu quả công việc trên thực tế so với chỉ tiêu đề ra, gia tăng doanh thu bao nhiêu, kết nạp thêm bao nhiêu tập khách hàng mới,... những thông tin đó sẽ khiến cho bản CV kinh doanh này nổi bần bật giữa các ứng viên khác.
Bạn nên trình bày theo bố cục sau:
-Tên công ty/ doanh nghiệp từng làm việc
- Chức vụ/ vị trí đảm nhận
- Quá trình làm việc (công việc cụ thể)
- Những thành tựu hay giải thưởng mà bạn đạt được
Đặc biệt lưu ý những kinh nghiệm trong CV kinh doanh của bạn có sự liên quan tới phạm vi công việc mà bạn đang ứng tuyển. Hãy sắp xếp chúng theo trình tự thời gian từ gần tới xa như là công việc gần đây bạn đảm nhiệm phải được nêu ở đầu tiên.
Một mẹo nhỏ cho các bạn ở phần này là tham khảo thuật ngữ chuyên ngành kinh doanh để đan xen vào, tạo sự khác biệt cũng như tránh gây nhàm chán cho bản CV của mình.
Nếu như chưa có kinh nghiệm làm việc ở đâu, hãy bày tỏ quan điểm của bạn khi làm việc. Về phía nhà tuyển dụng thường có thiện cảm đối với những ứng viên có ý chí cầu tiến và thật sự quyết tâm. Thử sức ở vị trí thực tập sinh cũng là một gợi ý hay cho bạn, làm bước đệm giúp cho bạn tự tin tuyệt đối trước khi lên nhân viên chính thức.
Với CV nhân viên kinh doanh nói riêng và CV các ngành nghề khác nói chung, việc sai lỗi chính tả hay viết tắt là điều tối kỵ. Để đảm bảo sự mạch lạc, bạn nên trau chuốt về font chữ, cỡ chữ, màu sắc và cả về bố cục làm sao cho trình bày khoa học.
Nắm bắt, chọn lọc những từ khóa trong các yêu cầu công việc từ bên tuyển dụng cung cấp là phương pháp không phải ai cũng biết. Việc làm này giúp cho bạn thấu hiểu, rút ra được nhiều từ khóa quan trọng nhằm bổ sung thông tin cho phù hợp bản CV kinh doanh.
Cuối cùng, bạn hãy chốt lại những điểm mạnh, ưu tú nhất của bản thân mà phù hợp với vị trí bạn đang ứng tuyển - vị trí nhân viên kinh doanh.
Hy vọng rằng với bài viết này sẽ giúp bạn chinh phục được buổi phỏng vấn với nhà tuyển dụng trong lĩnh vực kinh doanh nhé!
Thông Báo
Bạn có tin nhắn mới từ :