“Cưa đổ” nhà tuyển dụng với CV quản lý sản xuất chi tiết nhất

Theo dõi tuyendung3s tại

Hải Minh  

Ngày đăng: 17/04/2024

Trong nền kinh tế hàng hóa thì quản lý sản xuất đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của kinh tế. Vậy nên rất cần một nguồn nhân lực lớn để có thể đáp ứng được vị trí này bởi đây là một vị trí khá là khan hiếm nhân lực. Vậy nên nếu bạn đã có định hướng cho vị trí nghề nghiệp này thì hãy chuẩn bị cho mình một bản CV quản lý sản xuất theo hướng dẫn của tuyendung3s.com dưới đây nhé:

1. Cách “sản xuất” một bản CV quản lý sản xuất hút hồn nhà tuyển dụng

Cách “sản xuất” một bản CV quản lý sản xuất hút hồn nhà tuyển dụng
Cách “sản xuất” một bản CV quản lý sản xuất hút hồn nhà tuyển dụng

Đầu tiên, trước khi bắt tay vào viết CV, các bạn cần xác định được bố cục rõ ràng. Bất kỳ một mẫu CV online nào thì bố cục của chúng luôn luôn có sự tương đồng và CV quản lý sản xuất cũng không ngoại trừ, bố cục của nó sẽ bao gồm các thông tin cơ bản như thông tin cá nhân, mục tiêu, kinh nghiệm, trình độ học vấn, hoạt động, dự án tham gia, kỹ năng... Đây chính là các đầu mục quan trọng để cấu thành nên CV của bạn, giúp bạn có thể giới thiệu bản thân tới các nhà tuyển dụng.

Tuy nhiên điểm khác biệt mà nhà tuyển dụng đánh giá ứng viên đó là thông qua cách bạn trình bày thông tin của mình vào CV theo bố cục như thế nào? Làm cách nào bạn có thể trình bày được tất cả các kỹ năng và kinh nghiệm của mình để chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy bạn là một ứng viên có thể đáp ứng đủ mọi yêu cầu mà họ đề ra. Và người phù hợp nhất với vị trí đó chỉ có thể là bạn.

Xem thêm: Việc làm quản lý điều hành

1.1. Thông tin của cá nhân

Phần đầu tiên cũng là bắt buộc phải có của tất cả các bản CV. Trong phần này bạn cần giới thiệu đầy đủ và ngắn gọn nhất các thông tin của bạn như họ tên, ngày tháng năm sinh, số điện thoại, giới tính, địa chỉ và email. Bạn cần cung cấp thông tin một cách chính xác nhất vì thông qua các thông tin này, nhà tuyển dụng mới có thể liên hệ với bạn để hẹn lịch phỏng vấn khi bạn qua vòng sơ tuyển hoặc yêu cầu bạn bổ sung các thông tin khác.

1.2. Trình độ học vấn

Ở phần này, bạn liệt kê ngắn gọn về quá trình học tập của mình để thể hiện trình độ và vốn kiến thức ở lĩnh vực mà bạn lựa chọn để ứng tuyển. Đầu tiên là tên trường bạn theo học, chuyên ngành được đào tạo, thời gian theo học, xế loại tốt nghiệp. Đối với chuyên ngành bạn theo học thì sẽ yêu cầu ứng viên tốt nghiệp một số chuyên ngành liên quan như quản lý, kỹ sư cơ khí... Chú ý là bạn chỉ nên đưa ra quá trình học tập gần nhất để thể hiện đúng chuyên môn quản lý sản xuất thôi nhé, tránh liệt kê quá trình học tập quá xa để tránh viết lạc đề nhé.

1.3. Mục tiêu nghề nghiệp ứng viên

Mục tiêu nghề nghiệp ứng viên
Mục tiêu nghề nghiệp ứng viên

Đây là mục không nên trình bày quá nhiều và dài dòng trong CV, tuy nhiên khi nhà tuyển dụng lựa chọn ứng viên quản lý sản xuất thì sẽ đều sẽ khá quan tâm đến nó. Bởi vì qua mục tiêu bạn viết, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá được sự nhiệt tình cũng như phấn đấu của ứng định hướng trong tương lai như thế nào.

Vì vậy trong CV quản lý sản xuất thì phần này bạn nên viết mục tiêu cụ thể, bao gồm mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. Ví dụ bạn nên đưa ra mục tiêu như “Có cơ hội trở thành một nhà quản lý sản xuất trong vòng từ 1-2 năm tới” và chú ý không nên viết theo kiểu chung chung “mong muốn làm việc tại một môi trường chuyên nghiệp, có thể học hỏi tất cả mọi thứ”. Hãy nhớ rằng, nhà tuyển dụng luôn đề cao sự cụ thể và biết phân chia thời gian trong công việc.

1.4. Kinh nghiệm làm việc

Bất kỳ một nhà tuyển dụng nào thì đều mong muốn có thể lựa chọn được một ứng viên đã có kinh nghiệm làm việc liên quan trực tiếp tới vị trí họ đang tuyển dụng bởi sau khi được nhận vào làm, công ty sẽ giảm bớt thời gian để đào tạo cũng như ứng viên đó sẽ hòa đồng với môi trường cũng như bắt kịp được cách làm việc nhanh hơn mà hiệu quả cũng được tăng lên. Chính vì thế một ứng viên có nhiều kinh nghiệm làm việc sẽ là một lợi thế rất lớn và bạn phải làm như thế nào để đánh bật được CV quản lý sản xuất của mình bằng cách chọn lọc thông tin kỹ càng và phải tạo được điểm nhấn.

Hãy dùng phương thức liệt kê và gạch đầu dòng để kể liệt kê ra tất cả những kinh nghiệm, nhiệm vụ và thành tích mà bạn đã đạt được. Điều đó giúp nhà tuyển dụng có thể nắm rõ hơn về những kinh nghiệm mà bạn có cũng như để xem xét xem bạn có đáp ứng đủ yêu cầu công việc hay không? Đối với phần thời gian làm việc thì bạn nên ghi theo thời gian từ gần nhất đến xa nhất và công việc bạn gắn bó lâu dài nhất sau đó đến công việc bạn đạt được thành tích.

Ngoài ra, đối với những công việc có thời gian làm việc ngắn (dưới 6 tháng) thì bạn không nên liệt kê vì nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn là người không gắn bó được lâu với công việc.

1.5. Kỹ năng làm việc

Phần kỹ năng trong CV quản lý sản xuất bạn cần thể hiện rõ cho nhà tuyển dụng thấy được bạn có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao hay không. Trong bất kỳ vấn đề nào xảy ra thì bạn sẽ xử lý như thế nào, có linh hoạt không và bạn cần bám sát mô tả công việc của nhà tuyển dụng để đưa kỹ năng làm việc của mình vào trong CV quản lý sản xuất.

Ví dụ như nhà tuyển dụng yêu cầu ứng viên có kỹ năng về quản lý và giám sát tình huống thì trong CV quản lý sản xuất của bạn cần ghi kỹ năng như “Tôi đã từng xử lý về dự án chậm tiến độ giúp hoàn thành công việc theo kế hoạch, kỹ năng này sẽ giúp ích cho tôi ở một vị trí mới”.

Ngoài ra, đối với vị trí quản lý sản xuất thì kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng sắp xếp và tổ chức công việc hay khả năng tư duy logic, sáng tạo cũng là những kỹ năng vô cùng quan trọng mà nhà tuyển dụng cực kỳ đề cao. Vậy nên, bạn cũng nên liệt kê vào trong CV của mình để có thể tạo được sự chú ý hơn trong mắt nhà tuyển dụng.

Ngoài ra trong CV vẫn sẽ có các mục về sở thích, dự án, hoạt động tham gia, chứng chỉ,...mà bạn sẽ luôn cần phải bám sát theo lĩnh vực quản lý sản xuất để cung cấp thông tin tới nhà tuyển dụng. Và nhớ là bạn cũng đừng nên đưa ra quá nhiều thông tin về cá nhân vì điều đó chỉ chắc chắn làm cho CV của bạn thêm dài dòng, lan man và không đạt yêu cầu giới hạn số lượng trang.

Xem thêm: Bật mí sức hút của CV quản lý nhà hàng cung cách viết đơn giản

2. Yếu tố nào cấu thành nên một bản CV quản lý sản xuất chất lượng

Yếu tố nào cấu thành nên một bản CV quản lý sản xuất chất lượng
Yếu tố nào cấu thành nên một bản CV quản lý sản xuất chất lượng

Vị trí ứng tuyển của bạn là quản lý sản xuất, vì vậy trong CV ứng tuyển các bạn cần đề cập đến những khía cạnh chính của lĩnh vực này. Các thông tin trong phần này sẽ được thể hiện như sau

2.1. Bạn là một người quản lý

Một người quản lý sẽ là người đưa ra các chiến lực, điều hành và phối hợp với tất cả các nhân viên để hoàn thành được mục tiêu đã định sẵn. Người quản lý sản xuất là người có vai trò cực kỳ quan trọng trong doanh nghiệp, người đó sẽ giúp doanh nghiệp thực hiện việc quản lý tổ chức trong bất kỳ hình thức nào. Vậy nên, trong CV quản lý sản xuất bạn hãy đưa ra kỹ năng hay mục tiêu bám sát vào vấn đề này để thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn là một người có năng lực và trách nhiệm hoàn thành được mọi công việc, nhiệm vụ phân công.

2.2. Bạn là người biết xử lý vấn đề

Trong tất cả các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất thì các vấn đề phát sinh từ sản phẩm luôn luôn là sự “phiền não” lớn nhất của họ. Đặc biệt khi bạn ứng tuyển vào vị trí quản lý thì bạn cần phải chịu trách nhiệm trong mọi vấn đề cũng như tìm kiếm cách giải quyết cho các vấn đề còn tồn đọng. Ngoài ra bạn còn cần phải biết đề xuất các biện pháp tốt nhất cho doanh nghiệp để thúc đẩy phát triển.

Chính bởi lý do này mà các doanh nghiệp sẽ luôn tìm kiếm những ứng viên tiềm năng cho vị trí quản lý sản xuất và bạn hãy nắm bắt lấy nó, đừng bỏ lỡ khi những thông tin trên khi viết CV của mình nhé.

2.3. Hiểu biết về công nghệ

Trong thời đại công nghệ 4.0, quản lý sản xuất cũng được gắn liền với công nghệ và người ta áp dụng công nghệ vào quy trình sản xuất. Vì lý do đó, khi bạn nắm rõ về thị trường, hiểu đúng nhu cầu của khách hàng và hướng phát triển sản phẩm mình tạo ra, đó sẽ là cơ sở vững chắc nhất để bạn đạt được thành công. Vậy nên khi trình bày CV quản lý sản xuất, bạn hãy thử áp dụng chính công nghệ vào việc thiết kế, sáng tạo trong CV để có thể tạo ấn tượng tốt hơn với nhà tuyển dụng.

Hoặc một tip mà mình gợi ý cho bạn để có thể nhận được sự đánh giá tốt hơn từ nhà tuyển dụng đó là bạn có thể sử dụng các phần mềm chuyên dụng hay thiết bị công nghệ cho sản xuất để lồng ghép phần thông tin về kỹ năng và kinh nghiệm. Điều đó sẽ khiến cho nhà tuyển dụng biết được rằng bạn sẽ là ứng viên sáng giá đem lại hiệu quả tốt cho họ ở vị trí công việc này.

Nói tóm lại, để hoàn thiện được một bản CV quản lý sản xuất thì bạn sẽ cần chuẩn bị rất nhiều thông tin như đọc kỹ mô tả công việc, tìm hiểu về doanh nghiệp, loại hình sản xuất để bám theo yêu cầu và triển khai linh hoạt.

Tham khảo: Danh sách câu hỏi phỏng vấn FPT shop dành cho các ứng viên

3. Tìm hiểu CV quản lý sản xuất với tuyendung3s.com

Tìm hiểu CV quản lý sản xuất với tuyendung3s.com
Tìm hiểu CV quản lý sản xuất với tuyendung3s.com

Hiện nay, việc tìm kiếm những mẫu CV online không còn trở lên xa lạ với các bạn ứng viên đang có nhu cầu tìm việc nữa. Việc tìm kiếm này sẽ giúp ứng viên có thể tiết kiệm được nhiều thời, công sức hơn mà hiệu quả đạt được lại rất lớn.

Mẫu cv quản lý sản xuất bạn có thể tìm ở bất kỳ đâu trên internet nhưng điều quan trọng là thông tin ở đó không được chọn lọc dẫn đến tình trạng mẫu cv bạn dùng sai lĩnh vực, gợi ý không đủ hoặc mẫu CV quá cũ,... tất cả những lý do trên sẽ dẫn đến việc nhà tuyển dụng đánh giá thấp về bạn.

Để khắc phục được điều này thì giải pháp dành cho bạn đó chính là trải nghiệm CV với tuyendung3s.com, nơi sẽ giúp bạn có một CV hoàn hảo dành cho mình. Website tuyendung3s.com với hàng nghìn mẫu CV được thiết kế chuyên nghiệp bởi những chuyên gia hàng đầu dành tới các ứng viên. Vậy nên đừng chần chừ gì nữa mà không sắm ngay cho mình một bản CV quản lý sản xuất thật đẹp đi.

Hy vọng với bài viết hướng dẫn viết CV quản lý sản xuất trên, tuyendung3s.com có thể giúp bạn hiểu hơn được về CV quản lý sản xuất cũng như cách viết như thế nào để có thể hạ gục nhà tuyển dụng ngay từ lần đầu tiên.

 

Bài Viết Liên Quan

BÌNH LUẬN

TRẢ LỜI BÌNH LUẬN
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ :