Một số câu hỏi phỏng vấn ngành công nghệ thực phẩm

Theo dõi tuyendung3s tại

Phạm Hiên  

Ngày đăng: 16/05/2024

Bạn là sinh viên mới ra trường ngành công nghệ thực phẩm? Bạn đang chuẩn bị cho buổi phỏng vấn nhưng lo lắng không biết sẽ gặp các câu hỏi như nào? Trong bài viết hôm nay, tôi muốn giới thiệu đến bạn một số câu hỏi phỏng vấn ngành công nghệ thực phẩm thường gặp.

1. Các dạng câu hỏi thường gặp

Trong mỗi buổi phỏng vấn, thông thường sẽ có hai dạng câu hỏi chính dành cho tất cả các ứng viên: câu hỏi về thông tin cá nhân và câu hỏi về kiến thức chuyên ngành. Nó là khuôn mẫu được áp dụng cho tất cả các buổi phỏng vấn thông dụng, cho mọi vị trí thuộc nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau. Tùy vào từng vị trí công việc; các nội dung sẽ được triển khai và đưa ra khác nhau.

Đối với câu hỏi về thông tin cá nhân, nhà tuyển dụng sẽ hỏi các câu đơn giản như giới thiệu về bản thân, kỹ năng làm việc, kinh nghiệm làm việc, sự hiểu biết của ứng viên về vị trí cũng như công ty ứng tuyển; mục đích của các câu hỏi này nhằm nắm bắt được thông tin ứng viên, sự quan tâm và mong muốn của ứng viên cho công việc.

Các dạng câu hỏi thường gặp
Các dạng câu hỏi thường gặp

Thứ hai, câu hỏi về kiến thức chuyên môn. Tùy vào từng vị trí cụ thể, ứng viên sẽ được nhận các câu hỏi chuyên môn khác nhau. Đối với các ứng viên thực tập sinh, các bạn sẽ chủ yếu được hỏi các câu liên quan đến định nghĩa, cách áp dụng; còn đối với các ứng viên đã có kinh nghiệm, kiến thức về công việc có chiều sâu nhất định; các câu hỏi cũng khó và yêu cầu cao hơn.

Các câu hỏi chuyên môn là nội dung chính được nhà tuyển dụng quan tâm nhất trong buổi phỏng vấn; qua đó, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá được chính xác trình độ chuyên môn, kiến thức về ngành và công việc; nó có vai trò quyết định trong việc bạn có trúng tuyển hay không.

2. Một số câu hỏi phỏng vấn về ngành công nghệ thực phẩm và gợi ý trả lời

2.1. Giới thiệu sơ qua về bản thân

Giới thiệu bản thân? Thông thường, đây chính là câu hỏi đầu tiên trong mỗi buổi phỏng vấn, có thể coi đây là câu hỏi đơn giản nhất. Mặc dù nhà tuyển dụng đã đọc qua CV của mỗi ứng viên; nhưng họ vẫn cần ứng viên trực tiếp giới thiệu lại; đây được xem như một lời chào của ứng viên đến nhà tuyển dụng.

Đối với câu hỏi này hãy trả lời một cách ngắn gọn trong thời gian từ 2 – 3 phút; giới thiệu về họ tên, năm sinh, trình độ học vấn hay kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực này.

Một số câu hỏi phỏng vấn về ngành công nghệ thực phẩm và gợi ý trả lời
Một số câu hỏi phỏng vấn về ngành công nghệ thực phẩm và gợi ý trả lời

Ví dụ: Em chào nhà tuyển dụng, em tên là…; em sinh năm…; theo học chuyên ngành công nghệ thực phẩm hóa sinh tại HUST; hiện em mới ra trường nên chưa có kinh nghiệm làm việc tại vị trí này; tuy nhiên em có chứng chỉ về quản lý chất lượng; đạt chứng chỉ Ielts 6.5 và có niềm đam mê đối với lĩnh vực thực phẩm.

2.2. Tại sao em lại lựa chọn công ty chúng tôi?

Tại sao lại lựa chọn công ty chúng tôi? Với câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn biết được sự hiểu biết của bạn đối với công ty, lĩnh vực kinh doanh, một số thành tựu to lớn đã đạt được, các triết lý kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp. Qua đó, thể hiện sự quan tâm nhất định của bạn về công ty một yếu tố cụ thể, đặc điểm thu hút sự chú ý của bạn.

Ngoài ra, bạn có thể trình bày thêm về lý do bạn đọc được thông tin tuyển dụng; bạn đọc được tại đâu? Điều này sẽ giúp rất nhiều cho nhà tuyển dụng trong việc đánh giá hiệu quả các phương pháp tuyển dụng nhân sự công ty đang áp dụng.

Ví dụ: Em biết đến thông tin tuyển dụng của mình qua web tìm việc …; sau khi tìm hiểu và nghiên cứu về quý công ty, em thấy văn hóa làm việc và môi trường làm việc tại đây hoàn toàn phù hợp với bản thân em, bản thân là người làm việc chỉn chu, luôn luôn hoàn thành công việc và đạt KPI; nên việc đánh giá hiệu quả công việc dựa trên kết quả của quý công ty em thấy rất thích thú. Vì vậy, em rất mong mình có cơ hội được làm việc trong môi trường này.

Tại sao em lại lựa chọn công ty chúng tôi?
Tại sao em lại lựa chọn công ty chúng tôi?

2.3. Em có kinh nghiệm gì đối với công việc này?

Kinh nghiệm đối với công việc? Đối với các bạn sinh viên mới ra trường hay đang chuẩn bị tốt nghiệp, chưa có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực này; hãy trả lời một cách thành thật rằng mình không có; tuy nhiên đừng trả lời ngắn như vậy và không nói gì thêm; hãy giới thiệu và “khoe” với nhà tuyển dụng về các kỹ năng và chứng chỉ mình có, thể hiện bản thân phù hợp với công việc đang ứng tuyển.

Ví dụ: Hiện nay em đang là sinh viên năm cuối tại HUST; em đã hoàn thành chương trình học và đang chờ bẳng. Thực tế, em chưa có kinh nghiệm làm việc tại vị trí này, nhưng em đã tìm hiểu cụ thể về các công việc phải thực hiện khi làm tại vị trí này; em thấy bản thân mình có đủ kỹ năng và kiến thức để hoàn thành tốt công việc.

Đối với các ứng viên đã có kinh nghiệm; hãy tự tin trình bày với nhà tuyển dụng về các công việc bạn đã làm, qua đó làm nổi bật các kỹ năng và kiến thức chuyên môn của bạn; chú ý, các kỹ năng đưa ra nên có sự liên quan và hỗ trợ đối với các công việc đang ứng tuyển.

Dù có kinh nghiệm hay không có kinh nghiệm cũng không quá quan trọng; các bạn phải tự tin vào chính mình trong quá trình phỏng vấn; phải thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy được năng lực và sự phù hợp của bạn đối với công việc này; đó mới là việc quan trọng nhất.

Em có kinh nghiệm gì đối với công việc này?
Em có kinh nghiệm gì đối với công việc này?

2.4. Kỹ năng quan trọng nhất đối với một nhân viên QC trong ngành công nghệ thực phẩm là gì?

Kỹ năng quan trọng nhất của nhân viên QC? Hãy trình bày qua về công việc của một nhân viên QC trong lĩnh vực công nghệ thực phẩm, qua đó, làm nổi bật các kỹ năng cần thiết để thực hiện tốt công việc này; sau đó hãy trình bày lý do bạn cho là cần thiết nhất và giải thích tại sao?

Khi trình bày, cần chú ý đến trình tự đưa ra thông tin, việc trình bày các thông tin lộn xộn dễ khiến bạn quên và không đưa đầy đủ các thông tin cần thiết; ngoài ra, nó khiến nhà tuyển dụng đánh giá bạn không tốt; khi làm về chất lượng mà quy trình trả lời không mấy chất lượng.

Ví dụ: QC là công việc về kiểm soát chất lượng, dựa theo quy trình có sẵn; kiểm soát, giám sát và kiểm tra quá trình sản xuất; phân luồng chất lượng hàng hóa từng loại sản phẩm khác nhau; nó được đặt trong tất cả các quy trình sản xuất để đảm bảo chất lượng sản phẩm sau mỗi công đoạn.

Đối với một nhân viên QC cần phải có các kỹ năng như: kỹ năng giám sát, kỹ năng kiểm soát; kỹ năng xử lý sự cố; tinh thần ham học hỏi; kỹ năng quản lý;… Theo như bản thân nghiên cứu và đánh giá, em thấy kỹ năng giám sát, kỹ năng quản lý và kỹ năng xử lý sự cố là ba kỹ năng quan trọng nhất.

Kỹ năng quan trọng nhất đối với một nhân viên QC trong ngành công nghệ thực phẩm là gì?
Kỹ năng quan trọng nhất đối với một nhân viên QC trong ngành công nghệ thực phẩm là gì?

Ba kỹ năng này có sự tác động và bổ sung cho nhau; giúp nhân viên QC có thể hoàn thành tốt công việc được phân công. Kỹ năng quan sát giúp nhân viên kiểm tra chất lượng nhanh chóng phát hiện các phân đoạn có hoạt động bất thường; kỹ năng lãnh đạo giúp đánh giá khả năng và tốc độ làm việc của từng phân đoạn, phân chia khối lượng công việc một cách hợp lý, đồng thời tránh tình trạng dừng, "chết" trên dây chuyền sản xuất.

Cuối cùng là kỹ năng xử lý sự cố; trong hoạt động sản xuất, việc xuất hiện sự cố là điều không thể tránh khỏi, các sự cố có thể đến từ nguyên nhân như: nguyên vật liệu bị thiếu, hỏng; trang thiết bị sản xuất gặp vấn đề kỹ thuật; hàng hóa sản xuất ra không đạt chất lượng;… nhân viên QC cần nhanh chóng xử lý để dây chuyền có thể hoạt động bình thường; không gây ảnh hưởng đến tiến độ làm việc.

2.5. Vị trí QA và QC có gì khác nhau?

QA là công việc về đảm bảo chất lượng; thực hiện các công việc liên quan đến xây dựng quy trình, lên kế hoạch cho quá trình kiểm tra chất lượng. Công việc của QA bao gồm: kiểm tra, lên kế hoạch, xây dựng các quy trình kiểm tra chất lượng đối với từng công đoạn và sản phẩm cụ thể; hướng dẫn và kiểm tra Qc trong quá trình sản xuất sản phẩm.

Mục đích của vị trí QA, đảm bảo về chất lượng cho các sản phẩm được sản xuất ra, hạn chế và xử lý các vấn đề về lỗi trong quá trình sản xuất.

QC thực hiện các công việc về kiểm tra, giám sát quá trình; giám sát theo quy trình được QA lập ra. Đảm bảo thực hiện tốt công việc kiểm tra trong từng giai đoạn cụ thể; phát hiện lỗi và sửa chữa; không để các sản phẩm lỗi được chuyển đến các công đoạn tiếp theo và tạo ra sản phẩm cuối cùng không thể dùng được; gây tốn chi phí kinh doanh của doanh nghiệp.

QA và QC là hai bộ phận có mối quan hệ mật thiết; hợp tác chặt chẽ, đảm bảo sản phẩm được sản xuất ra phù hợp với tiêu chuẩn về chất lượng được để ra. QA lên kế hoạch, xây dựng quy trình dựa trên các tiêu chuẩn cụ thể đối với lĩnh vực công nghệ thực phẩm; QC bám sát các quy trình và thực hiện tốt trong từng công đoạn sản xuất.

Vị trí QA và QC có gì khác nhau?
Vị trí QA và QC có gì khác nhau?

2.6. Trình bày hiểu biết của em về HACCP?

HACCP là một tiêu chuẩn đánh giá của lĩnh vực thực phẩm được các tổ chức trên thế giới đưa ra; với mục đích nhằm giúp các doanh nghiệp đánh giá được các nguy cơ tiềm ẩn; nguyên nhân xuất hiện các nguy cơ đó và các giải pháp khắc phục; từ đó, đảm bảo cho chất lượng và sự an toàn đối với lĩnh vực thực phẩm.

Trên đây là bài chia sẻ của mình về một số câu hỏi phỏng vấn ngành công nghệ thực phẩm; hy vọng bài viết mang đến bạn tài liệu tham khảo hữu ích trong quá trình bạn chuẩn bị cho buổi phỏng vấn sắp tới. Chúc bạn có buổi phỏng vấn thuận lợi và thành công!

Bài Viết Liên Quan

BÌNH LUẬN

TRẢ LỜI BÌNH LUẬN
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ :