Chọn bộ câu hỏi phỏng vấn business analyst

Theo dõi tuyendung3s tại

Đỗ Ngân  

Ngày đăng: 18/05/2024

Ngày nay, Business analyst được coi như là một trong những công việc đáng mơ ước của rất nhiều những bạn trẻ. Tuy nhiên, đây là một trong những công việc vô cùng phức tạp đòi hỏi người ứng tuyển phải có một trình độ chuyên môn cao và những kỹ năng tốt. Khi ứng tuyển ở vị trí này các nhà tuyển dụng luôn vô cùng sát sao với những người ứng tuyển. Vậy để chuẩn bị thật tốt cho buổi phỏng vấn mời các bạn hãy đọc bài viết này để biết được những câu hỏi phỏng vấn Business analyst nhé!

1. Các câu hỏi phỏng vấn mà Business analyst thường gặp và gợi ý cách trả lời những câu hỏi đó

1.1. Theo bạn những kỹ năng cần có của một Business analyst là gì?

Đây là một câu hỏi đặt ra để giúp nhà tuyển dụng biết được rằng ứng viên của mình có thực sự hiểu về ngành này không. Nếu bạn đã từng làm công việc này thì thật may bạn ít nhiều cũng sẽ có câu trả lời. Tuy nhiên, nếu bạn chưa từng làm một BA thì sẽ trả lời câu hỏi này như thế nào để có được sự tin tưởng trong mắt nhà tuyển dụng. Tuyendung3s.com sẽ gợi ý cho bạn cách trả lời câu hỏi phỏng vấn đó.

Gợi ý trả lời: Đối với một Business analyst hiện nay nhất định sẽ cần phải có những kỹ năng như:

+ Các kỹ năng cứng liên quan đến chuyên môn, nghiệp vụ của một chuyên viên kinh doanh

+ Các kỹ năng mềm phục vụ cho công tác quản lý, giải quyết vấn đề và giao tiếp…

Theo bạn những kỹ năng cần có của một Business analyst là gì
Theo bạn những kỹ năng cần có của một Business analyst là gì

1.2. Nếu là một Business analyst thì theo bạn cần phải có những điểm mạnh gì?

Đối với mỗi ngành nghề thì Business analyst cần phải có những điểm mạnh khác nhau để phù hợp với ngành nghề của doanh nghiệp đó. Tùy thuộc vào lĩnh vực của công ty mà bạn ứng tuyển để trả lời được một cách tốt nhất, phù hợp với ngành nghề của công ty.

Nếu là một Business analyst thì theo bạn cần phải có những điểm mạnh gì?
Nếu là một Business analyst thì theo bạn cần phải có những điểm mạnh gì?

Gợi ý trả lời: Là một Business analyst chắc chắn cần phải có điểm mạnh về kỹ năng. Đó là các kỹ năng về việc quản lý tổ chức, kỹ năng phân tích vấn đề, kỹ năng sử dụng các công cụ cần thiết để phục vụ cho yêu cầu của công việc, kỹ năng kinh doanh. Khi một người Business analyst thành thạo và làm tốt được kỹ năng này thì chắc chắn công việc của Business analyst sẽ đạt hiệu quả rất tốt, mang lại chiến lược mới cho công ty ngày càng phát triển

1.3. Trong quá khứ, bạn từng làm việc với những công cụ, hệ thống nào?

Ở những câu trả lời như thế này bạn không nên trả lời một cách chung chung. Để thuyết phục nhà tuyển dụng một cách tốt nhất bạn nên dùng các dẫn chứng cụ thể từ những công cụ mà bạn đã dùng trong quá khứ.

Gợi ý trả lời: Em đã từng sử dụng các công cụ để phân tích mô hình kinh doanh như là mô hình Swot, mô hình 7s.. Nhưng hơn cả, em vẫn thích sử dụng mô hình Swot nhất bởi mô hình này phân tích và chỉ ra rõ được những thách thức và cơ hội cũng như ưu nhược điểm của doanh nghiệp.

Không những thế, mô hình này còn có lợi thế về vốn, nguồn lực, mạng lưới.. Từ đó, giúp cho việc phân tích trở nên dễ dàng và chính xác hơn. Và chính điều này giúp cho khách hàng chọn bạn chứ không phải đối thủ của bạn 

1.4. Nếu trong dự án, khách hàng có những sự thay đổi về yêu cầu thì bạn sẽ giải quyết như nào?

Đây là một câu hỏi giúp nhà tuyển dụng biết được phần nào đó về tư duy logic và cách giải quyết vấn đề của bạn. Từ đó, họ có những đánh giá sơ lược về khả năng cũng như kinh nghiệm làm việc của bạn. Nếu trong quá khứ bạn chưa từng trải qua vấn đề này thì bạn sẽ trả lời như nào để thuyết phục nhà tuyển dụng?

Gợi ý câu trả lời: Đối với một Business analyst chuyên nghiệp thì bất kể thời điểm nào nhận được những yêu cầu của khách hàng thì đều cần phải có sự lắng nghe và tìm hiểu kĩ, đánh giá mọi yêu cầu một cách khách quan nhất. Là một Business analyst chuyên nghiệp bạn phải biết cách sử dụng khả năng và kinh nghiệm của mình để đánh giá và đưa ra các đường hướng giúp doanh nghiệp phát triển hơn.

3.4. Nếu trong dự án, khách hàng có những sự thay đổi về yêu cầu thì bạn sẽ giải quyết như nào?
Nếu trong dự án, khách hàng có những sự thay đổi về yêu cầu thì bạn sẽ giải quyết như nào?

Đôi khi, không phải tất cả những yêu cầu của khách hàng đều là thích hợp với trạng thái công ty lúc đó. Do vậy, một BA chuyên nghiệp cần đưa ra được những lời khuyên và phương hướng giúp giải quyết những vấn đề của doanh nghiệp chứ không phải chỉ biết thực hiện những yêu cầu của họ.

Ngoài những câu hỏi về kỹ năng mềm ra thì chắc chắn nhà tuyển dụng cũng sẽ có một vài những câu hỏi về chuyên môn nghiệp vụ để biết được trình độ chuyên môn của bạn đến đâu. Do đó, cũng hãy nhớ chuẩn bị thật kỹ nhé! Dưới đây là một vài câu hỏi liên quan đến chuyên môn mà bạn nên biết.

1.5. Bạn hiểu như thế nào về Personas?

Personas là một thuật ngữ để chỉ nhóm khách hàng đối tượng hoặc người dùng cuối cùng. Personas giúp cho doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc định hướng các hoạt động truyền thông, xây dựng và phát triển sản phẩm cũng như trong hoạt động chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp.

1.6. Bạn thấy PaaS và SaaS khác nhau như thế nào?

Trong việc này, đây là một câu hỏi khá cơ bản để nhà tuyển dụng có thể biết được trình độ chuyên môn của bạn.

Bạn thấy PaaS và SaaS khác nhau như thế nào?
Bạn thấy PaaS và SaaS khác nhau như thế nào?

Gợi ý trả lời: PaaS là một dạng thuộc điện toán đám mây, nó giúp các nhà nghiên cứu phân tích kinh doanh và phát triển chiến lược thông qua mọi dữ liệu được lưu giữ trên đám mây. Nó cung cấp môi trường giúp cho người dùng dễ dàng truy cập vào kho dữ liệu

Saas là một mô hình để phân phối, chia sẻ dữ liệu cho bên thứ ba. Nó lưu trữ thông tin và cho khách hàng có thể truy cập.

1.7. Theo bạn, những giai đoạn nào là quan trọng trong quá trình phát triển kinh doanh?

Gợi ý trả lời: Trong quá trình phát triển kinh doanh, có bốn giai đoạn được xem như là vô cùng quan trọng: Định hướng - Lập ý tưởng - Đánh giá - Thực hiện (hay Forming - Storming - Norming - Performing). Đó là 4 giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển kinh doanh để có thể lên kế hoạch và thực hiện nó thành công nhất.

2. Một số lưu ý giúp bạn vượt qua câu hỏi phỏng vấn một cách dễ dàng hơn

Thứ nhất, hãy chuẩn bị cho mình một tâm thế tự tin nhưng tránh nhầm lẫn với sự kiêu căng, tự tin thái quá. Thái độ tự tin sẽ giúp bạn có được cảm tình của nhà tuyển dụng. Một trong những điều vô cùng quan trọng khi làm việc đó là thái độ.

Thứ hai, nên chuẩn bị kĩ các câu hỏi trước buổi phỏng vấn và đáp án. Bạn có thể đọc lại bài viết này mình tin nó chắc chắn sẽ giúp cho bạn được một phần nào đó trong buổi phỏng vấn của bạn.

Thứ ba, khi trả lời nên dành 2-3s để suy nghĩ, tránh tình trạng trả lời nóng vội, thiếu suy nghĩ ngay cả những câu hỏi đơn giản nhất. 

Thứ tư, bạn nên sử dụng âm độ phù hợp, giọng điệu nghiêm túc trong buổi phỏng vấn, nói đủ nghe để đảm bảo nhà tuyển dụng nghe được chính xác đáp án của bạn.

Một số lưu ý giúp bạn vượt qua câu hỏi phỏng vấn một cách dễ dàng hơn
Một số lưu ý giúp bạn vượt qua câu hỏi phỏng vấn một cách dễ dàng hơn

Thứ năm, khi trả lời phỏng vấn không nên nhìn ngang liếc dọc, tầm mắt nên chú tâm đặt tại một điểm tốt trên là giữa lông mày của nhà tuyển dụng. Khi nhìn vào điểm đó sẽ khiến cho nhà tuyển dụng thấy được sự tự tin của bạn nhưng sẽ không khiến cho bạn cảm thấy lo sợ như khi nhìn thẳng vào mắt nhà tuyển dụng.

Thứ sáu, lựa chọn những trang phục lịch sự, nhã nhặn tránh ăn mặc cầu kì, không phù hợp với buổi phỏng vấn.

Thứ bảy, khi tham gia trả lời các câu hỏi trong buổi phỏng vấn bạn nên sử dụng ngôn ngữ cơ thể để diễn đạt cho nội dung mình nói. Như vậy, sẽ giúp nhà tuyển dụng thấy được sự tự tin cũng như năng động trong con người bạn.

3. Một số câu hỏi bạn có thể dành cho nhà tuyển dụng

Đây là một trong những bước cuối được xem như là vô cùng quan trọng để nhà tuyển dụng đánh giá liệu bạn có thực sự quan tâm đến vị trí và công ty của họ hay không. Nhưng đây lại là một bước được ít các nhà ứng tuyển chú ý đến.

Khi đặt câu hỏi với nhà tuyển dụng giúp cho nhà tuyển dụng thấy được bạn có tìm hiểu đến công ty và bạn thực sự nghiêm túc khi tham gia buổi phỏng vấn này.

Một số câu hỏi bạn có thể dành cho nhà tuyển dụng
Một số câu hỏi bạn có thể dành cho nhà tuyển dụng

Dưới đây là một số câu hỏi mà bạn nên sử dụng:

- Công ty có dự định sẽ phát triển kinh doanh theo đường hướng nào?

- Mức thu nhập chính xác cho vị trí Business analyst là bao nhiêu?

- Cơ hội mà vị trí Business analyst có thể được nhận? 

Bài Viết Liên Quan

BÌNH LUẬN

TRẢ LỜI BÌNH LUẬN
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ :