Cách giới thiệu bản thân khiến nhà tuyển dụng không thể hài lòng hơn

Theo dõi tuyendung3s tại

Ngọc Anh  

Mục đích của giới thiệu bản thân là gì? Giới thiệu bản thân như thế nào để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng khi đi phỏng vấn xin việc? Bí mật nằm ở bài viết sau.

Trong một môi trường mới giới thiệu bản thân là cách bạn cho mọi người biết những thông tin cơ bản nhất về mình và để hai bên hiểu nhau hơn. Giới thiệu bản thân khi đi phỏng vấn có gì khác biệt với những hoàn cảnh còn lại? Làm thế nào để gây ấn tượng với nhà tuyển dung? Câu trả lời sẽ có trong nội dung sau.

Tìm việc làm

1. Tại sao phải giới thiệu bản thân?

Bạn biết không, Jack Canfield đã từng có một câu nói “Có hai điều cơ bản làm cho bạn trở nên thông thái – những cuốn sách bạn đọc và những con người bạn gặp”. Mỗi ngày trôi qua chúng ta lại gặp gỡ và kết nối với vô số người. Và để khởi đầu cho mọi mối quan hệ từ tình bạn, tình yêu, đồng nghiệp hay những mối quan hệ cộng đồng khác chúng ta thường bắt đầu bằng việc giới thiệu bản thân mình với đối phương. Đây cũng là cơ hội đầu tiên để chúng ta gây ấn tượng với người khác bằng cách điêu khắc nên hình ảnh của mình qua ngôn ngữ lời nói và hình thể. Một màn giới thiệu bản thân thu hút người khác sẽ mở ra một mối quan hệ mới tốt đẹp và cho đối phương hiểu được những thông tin cơ bản nhất về bạn.

Tại sao phải giới thiệu bản thân?

Màn giới thiệu bản thân thường xuất hiện trong buổi phỏng vấn xin việc với nhà tuyển dụng, trong các bữa tiệc, trong buổi sinh hoạt câu lạc bộ, trong buổi học đầu tiên hay trong các buổi gặp gỡ lần đầu với một người bạn mới…

Và đương nhiên rồi, mỗi người có một cách giới thiệu bản thân khác nhau. Nhưng nếu bạn làm công việc này tốt bạn sẽ thú hút được sự chú ý và yêu mến của bạn bè, của mọi người và thậm chí là cả nhà tuyển dụng.

2. Các cách giới thiệu bản thân

2.1. Các bước giới thiệu bản thân

- Đầu tiên là hoạt động trao đổi tên. Cách thông thường nhất để chào hỏi đối phương trong lần gặp đầu tiên là “Xin chào, tôi là…” hoặc “Xin chào, tên tôi là…”. Tuy nhiên để gây ấn tượng hơn bạn có thể sử dụng mẫu câu “Rất vui được làm quen với bạn, tên tôi là…”, “Thật hân hạnh được biết đến bạn, tôi là…”. Đây là bước đầu để đối phương nắm được họ tên đầy đủ của bạn là gì.

- Nếu đây là một cuộc hẹn có lý do bạn nên chia sẻ lý do ấy với đối phương ví dụ như “Hôm nay là buổi gặp gỡ…” hoặc “Sau khi nhận được cuộc gọi phỏng vấn từ…”

- Chia sẻ những thông tin về bản thân như bao nhiêu tuổi, đang đi học hay đi làm, có ưu điểm hay nhược điểm gì, sở thích ra sao, đang làm việc hoặc sinh sống ở đâu, thường tham gia những hoạt động gì…Nên tránh đề cập đến vấn đề tôn giáo hay sự kỳ thị phân biệt chủng tộc.

Các cách giới thiệu bản thân

2.2. Một số lưu ý khi giới thiệu bản thân

- Giao tiếp qua ánh mắt: “Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn”, ánh mắt của một người chứa vô vàn lời nói và tâm trạng của họ. Ánh mắt thể hiện được đa dạng các trạng thái của một người như vui vẻ, hạnh phúc, đau đớn, khinh thường, phản đối, cởi mở, e dè, nghi ngờ, chán chường, bối rối…Đôi mắt là công cụ giao tiếp tự nhiên và hoàn hảo nhất bởi nó thuộc về bản năng của con người. Chúng ta có thể hiểu được phần nào thông điệp mà đối phương dành cho mình cũng như phát ra tín hiệu để kết nối hoặc từ chối đối phương qua ánh mắt. Nếu một người không nhìn thẳng vào mắt bạn có nghĩa là họ lo sợ bạn đọc được ý nghĩ của họ. Ngược lại nếu tần suất chạm mắt của các bạn từ ba lần trở lên có nghĩa là hai bên có thiện cảm với nhau. Vì thế khi giới thiệu bản thân mình với những người xung quanh hãy điều khiển ánh mắt của bạn tương tác với mọi người thường xuyên để thể hiện sự cởi mở nhé.

- Mỉm cười: Nếu như đôi mắt là thứ công cụ giao tiếp tự nhiên thì nụ cười xuất phát từ nội tâm chính là ngôn ngữ đẹp nhất trên thế giới. Trong lúc giới thiệu bản thân hãy luôn mỉm cười, nụ cười của bạn sẽ khiến cho bầu không khí trở nên ấm cúng, gần gũi và làm cho đối phương cũng cảm thấy thoải mái hơn khi ở cạnh. Với những lần gặp mặt đầu tiên, người ta thường có tâm lý cảnh giác, một nụ cười thân thiện xuất phát từ trái tim sẽ làm tâm lý e ngại ấy biến mất. Nụ cười chẳng làm hao tổn điều gì của chúng ta nhưng giá trị mà nó đem đến thì thật vô giá.

- Kết hợp sử dụng ngôn ngữ hình thể: nếu bạn chỉ sử dụng lời nói trong khi giới thiệu bản thân mà quên đi cách bộc lộ cảm xúc và truyền đạt thông tin bằng ngôn ngữ cơ thể thì thật là thiếu sót rất lớn. Ngôn ngữ cơ thể biểu lộ ra suy nghĩ, ý định, tâm trạng và cảm xúc của người nói. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì trong giao tiếp có 7% thành phần ngôn ngữ, 38% là giọng điệu và  55% là phi ngôn ngữ.

3. Mẹo giới thiệu bản thân khiến nhà tuyển dụng phải chú ý đến bạn

Đây là một điều bắt buộc trong mọi cuộc phỏng vấn bởi nó là yêu cầu đầu tiên mà nhà tuyển dụng đánh giá sự tự tin, cách tổng hợp các thông tin về bản thân và trình bày nó một cách cô đọng súc tích mà vẫn có chất riêng của bạn. Nếu làm bước này tốt bạn sẽ gây được ấn tượng ban đầu tốt đẹp với nhà tuyển dụng.

Tuy nhiên không phải ứng viên nào cũng thành thạo trong công việc tưởng chừng như đơn giản là nói về mình này. Chúng tôi đưa ra một quy trình giới thiệu bản thân như sau để bạn có thể tham khảo cho cuộc phỏng vấn của mình.

1. Cảm ơn nhà tuyển dụng đã cho bạn cơ hội phỏng vấn

Đây là một phép lịch sự tối thiệu mà bạn cần thực hiện để thể hiện thái độ tôn trọng, biết ơn, cầu thị và quý trọng thời gian nhà tuyển dụng đã bỏ ra để phỏng vấn bạn. Việc này cũng khiến đôi bên thoải mái hơn trước khi bước vào những thông tin chính.

2. Giới thiệu đầy đủ họ và tên.

Hiển nhiên là bạn phải nói rõ ràng họ và tên của mình mặc dù điều này đã được bạn trình bày trong CV xin việc. Như vậy nhà tuyển dụng cũng dễ xưng hô hơn với bạn.

3. Năm sinh

Tất nhiên là năm sinh sẽ quyết định cách xưng hô của nhà tuyển dụng với bạn.

4. Đã học chuyên ngành gì? Tốt nghiệp trường gì.

5. Giới thiệu về các công việc đã từng làm trong quá khứ một cách đầy đủ thông tin về vai trò bạn đảm nhiệm, hoạt động…Không quá lan man dài dòng. Những kinh nghiệm của bạn đã thu nhận được trong quá trình làm. Nếu bạn là sinh viên mới ra trường chưa có hoặc có rất ít kinh nghiệm thì nên tập trung vào các phần hoạt động chứng tỏ bạn là một người năng động, nhiệt tình, nhiệt huyết (ví dụ như tham gia các hoạt động tình nguyện, đi làm thêm, tự kinh doanh, tham gia các hoạt động vì cộng đồng như hiến máu nhân đạo, bảo vệ môi trường…). Bạn đừng bỏ qua phần này khi giới thiệu bản thân với nhà tuyển dụng nhé.

6. Sở trường, ưu điểm và nhược điểm

Nên tập trung vào những điểm mạnh và sở trường có liên quan hoặc có thể hỗ trợ cho công việc của bạn sau này. Nêu những điểm nổi bật nhất phù hợp vị trí ứng tuyển để nhà tuyển dụng xem xét tính cách, quan điểm của bạn có đáp ứng được những điều họ cần không.

Tìm việc làm nhân sự

7. Mong muốn gì

Phần này bạn nên khéo léo đưa ra mong muốn của mình

8. Cảm ơn nhà tuyển dụng một lần nữa để kết thúc phần giới thiệu

Mỗi buổi phỏng vấn nhà tuyển dụng sẽ lọc hàng trăm bộ hồ sơ, phỏng vấn rất đông người để lựa chọn được ứng viên như ý. Vậy nên phần giới thiệu bản thân này bạn phải thật chú trọng và biết cách làm nổi bật theo phong cách riêng của bạn. Nếu cách giới thiệu của bạn chẳng khác gì những người khác thì thật nhàm chán và chắc chắn bạn sẽ “tạch” ngay. Tham khảo cách giới thiệu của người khác để học hỏi thì được nhưng nên cá biệt hóa bài của mình bạn nhé!

Chúc bạn có một buổi phỏng vấn thật ấn tượng với màn giới thiệu của mình!

Bài Viết Liên Quan

BÌNH LUẬN

TRẢ LỜI BÌNH LUẬN

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ :