Ngày đăng: 17/05/2024
Trong một cuộc phỏng vấn thì không thể thiếu những câu hỏi, bởi ngoài những thông tin hiện trên CV nhà tuyển dụng cũng cần tìm hiểu thêm về ứng viên. Đặc biệt là một công việc liên quan đến pháp lý thì những câu hỏi phỏng vấn luôn rất khó khăn và đầy hóc hiểm. Dưới đây tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu về bộ câu hỏi phỏng vấn chuyên viên pháp lý thường gặp để bạn có thêm những sự chuẩn bị tốt nhất cho buổi phỏng vấn cho vị trí này.
Pháp luật là một ngành rất rộng lớn về các văn bản nên để thông hiểu được tất cả các bộ luật cũng như các văn bản dưới luật là một điều không thể. Vì vậy, bản thân các nhà tuyển dụng các chuyên viên pháp lý không bắt các ứng viên trả lời các câu hỏi phỏng vấn quá nhiều các câu hỏi chuyên môn và họ cũng sẽ ít khi thay đổi các câu hỏi thường phỏng vấn chuyên viên pháp lý. Thế nên việc tìm hiểu top những câu hỏi phỏng vấn chuyên viên pháp lý trước tại nhà sẽ giúp ứng viên có những câu trả lời xúc tích, ngắn gọn mà ý nghĩa vẫn đầy đủ, ngôn từ vẫn phù hợp với công việc mà bạn đang ứng tuyển.
Danh sách dưới dây không phải là toàn bộ các câu hỏi mà nhà tuyển dụng sẽ hỏi bạn về chuyên viên pháp lý nhưng đây là top những câu hỏi phỏng vấn chuyên viên pháp lý thường gặp mà đã được sử dụng ở hàng trăm công ty trong và ngoài nước. Việc trả lời các câu hỏi này như một phương pháp “luyện đề thi thử” giúp bạn hiểu được cấu trúc các câu hỏi và ứng biến tốt hơn trong quá trình phỏng vấn.
Đầu tiên nhà tuyển dụng muốn bạn giới thiệu về bản thân mình để kiểm chứng lại thông tin bạn đã ghi trong CV. Bạn hãy giới thiệu tên tuổi, địa chỉ, ngành nghề mà bạn theo học, khả năng làm việc cũng như một vài kinh nghiệm liên quan đến nghề nghiệp mà bạn đang ứng tuyển.
Nếu bạn trình bày chuẩn xác như CV một cách mạch lạc và nghiêm túc thì bạn sẽ ghi điểm với nhà tuyển dụng. Đừng quên sử dụng kính ngữ trước khi giới thiệu bởi hoạt động trong môi trường pháp luật, việc thể hiện rõ mình là người biết tôn ti trật tự, trên dưới là điều quan trọng không kém nội dung trả lời đối với một chuyên viên pháp lý. Đây là câu hỏi mà nhà tuyển dụng muốn thấy được những khát khao và đam mê với nghề nghiệp của bạn.
Các chuyên viên pháp lý giúp công ty của mình về các vấn đề pháp luật như tư vấn cho lãnh đạo và quản lý, biết được cần phải làm đúng và đủ theo luật pháp là như thế nào để có thể kinh doanh một cách hợp pháp, thay mặt công ty làm các thủ tục hành chính và pháp lý liên quan đến hoạt động của công ty. Vì vậy, chuyên viên pháp lý cần nắm rõ chuyên môn của mình thì mới có thể làm tốt nhiệm vụ của mình. Tuy nhiên những câu hỏi của doanh nghiệp về pháp lý thường liên quan đến một số các câu hỏi chuyên môn sau đây.
Thành lập công ty cần có những thủ tục giấy tờ gì?
Điều kiện để thành lập công ty cần có những gì?
Ở Việt Nam hiện nay có mấy loại hình doanh nghiệp công ty?
Những câu hỏi này thường dùng để kiểm tra khả năng hiểu biết của bạn về tư cách pháp nhân công ty bởi người tuyển dụng bạn cần xem bạn có chuyên môn am hiểu về luật doanh nghiệp hay không? Vì đối với các công ty quan trọng nhất vẫn là quan hệ của doanh nghiệp với nhà nước.
Vốn điều lệ là gì? Vốn pháp định là gì? Đặc điểm cơ bản của vốn điều lệ trong công ty cổ phần?
Công ty có nhiều cá nhân tham gia góp vốn thì khi chia lợi nhuận, cổ tức sẽ chia theo hình thức nào?
Chuyển nhượng vốn cổ phần trong công ty giữa các cá nhân với nhau hay giữa các cá nhân với tổ chức cần những thủ tục pháp lý gì?
Công ty cần làm những hồ sơ, thụ tục và trình tự gì để giải thể công ty?
Trong việc làm ăn kinh doanh sẽ có nhiều trường hợp có sự chung vốn của nhiều người nên cần phải có một cơ sở pháp lý chắc chắn để dẫu có xảy ra tranh chấp thì chuyên viên pháp lý cần có đủ năng lực chuyên môn để giải quyết xung đột pháp lý một cách đúng và đủ theo quy định của pháp luật.
Công ty cần xây dựng được hệ thống hợp đồng với các đối tác, nhà cung cấp, khách hàng như thế nào để có thể vừa đảm bảo hoạt động kinh doanh kịp thời vừa đúng với quy định của pháp luật?
Nếu có công nhân viên làm sai quy định của công ty, vai trò của chuyên viên pháp lý trong việc xử lý tình huống này như thế nào?
Công ty luôn cần có một hệ thống văn bản pháp quy hoàn chỉnh về nội bộ công ty nên chuyên viên pháp lý cần phải hiểu rõ về cách hình thành chung của các hệ thống văn bản đó mà tham mưu cho lãnh đạo để điều chỉnh hợp lý.
Ngoài vấn đề chuyên môn thì bạn cũng cần có những hiểu biết về công ty bạn đang tuyển dụng vào. Với chuyên viên pháp lý thì bạn cũng cần tìm hiểu thêm về công ty trước khi phỏng vấn. Những câu hỏi thường về công ty sẽ là:
Bạn biết gì về công ty của chúng tôi?
Tại sao bạn lại muốn làm chuyên viên pháp lý của công ty chúng tôi?
Có những người ứng viên phỏng vấn tốt nghiệp đúng ngành nghề, chuyên môn cũng rất tốt nhưng tại sao họ lại vẫn bị đánh trượt bởi những ứng viên khác. Đó là bởi vì họ thể hiện thái độ không phù hợp và chuyên nghiệp với công việc của một chuyên viên pháp lý. Dưới đây là những câu hỏi thường câu hỏi mà nhà tuyển dụng thường hỏi trong đầu nhưng lại không bao giờ hỏi ra miệng.
Người này có mặc trang phục phù hợp với công việc chuyên viên pháp lý hay không?
Công việc chuyên viên pháp lý thường sẽ phải tiếp xúc với các cơ quan hành chính và pháp luật nên việc lựa chọn một trang phục nghiêm túc và chính chắn. Nên hãy lựa chọn một chiếc áo sơ mi trắng, quần âu, giày tây , nếu có thêm một bộ vest chuyên nghiệp thì sẽ càng ghi điểm. Đừng nên mặc quần bò, áo phông đến phỏng vấn để nhà tuyển dụng đặt câu hỏi về thái độ của bạn với công việc.
Người này có thái độ chuyên nghiệp phù hợp với công việc chuyên viên pháp lý hay không?
Công việc chuyên viên pháp lý này ngoài trang phục thì các ngôn ngữ không lời như cử chỉ, ánh mắt, nét mặt cũng cần phải có một thái độ chuyên nghiệp. Bởi chuyên viên pháp lý như một nhà ngoại giao giúp ông chủ giải quyết các vấn đề pháp luật nên cần có những thái độ và cử chỉ chuẩn mực đề phù hợp giao tiếp với những người thuộc hệ thống hành chính.
"Nếu tôi có 6 giờ để chặt một cái cây, tôi sẽ dùng 4 tiếng để mài rìu" đó là câu nói kinh điển của Abraham Lincon. Người không chỉ là một tổng thống nổi tiếng của nước Mỹ mà còn là một luật sư nổi tiếng trong ngành Luật. Sự chuẩn bị quyết định thành công của bạn, vì vậy hãy không chỉ xem qua trọn bộ câu hỏi phỏng vấn chuyên viên pháp lý thường gặp này mà hãy luyện tập trả lời nó với một phong thái tự tin và chuyên nghiệp. Và để tìm được những cuộc cơ hội việc làm chuyên viên pháp lý phù hợp thì hãy đến với trang web tuyendung3s.com nơi đây có những công việc chuyên viên pháp lý của những công ty uy tín trên thị trường.
Thông Báo
Bạn có tin nhắn mới từ :