Ngày đăng: 14/05/2024
Vị trí quản lý luôn là một vị trí đòi hỏi ứng viên phải có năng lực, kinh nghiệm nhất định khi ứng tuyển. Vì vậy, CV của các ứng viên ứng tuyển vị trí này cũng có những yêu cầu đặc biệt không kém. Ở bài viết này tuyendung3s.com chia sẻ tới bạn đọc cách tạo ra bộ CV xin việc quản lý chất lượng hoàn hảo.
CV là viết tắt của cụm Curriculum Vitae nghĩa tiếng Việt của từ này là sơ yếu lý lịch. Gọi là sơ yếu lý lịch nhưng những thông tin được đề cập tới không giống những bản sơ yếu lý lịch thông thường, nó không bao gồm các thông tin nhân khẩu học. Có thể hiểu CV là bản ghi vắn tắt về kinh nghiệm, khả năng, trình độ học vấn, các kỹ năng, giải thưởng mà ứng viên sở hữu. Để dựa vào đó mà ban tuyển dụng nhân sự của doanh nghiệp so sánh các ứng viên và tìm ra người phù hợp với các yêu cầu của vị trí công việc đang tuyển dụng.
Vai trò của CV trong bộ hồ sơ xin việc nói chung và bộ hồ sơ xin việc quản lý chất lượng nói riêng đều rất quan trọng. Nó được ví như một vũ khí bí mật giúp hồ sơ của bạn nổi bật hơn các ứng viên khác.
Nhiệm vụ của người quản lý chất lượng là theo dõi các hệ thống vận hành của doanh nghiệp, đánh giá, kiểm tra chất lượng đầu vào của nguyên liệu đồng thời đảm bảo sản phẩm đầu ra đạt các yêu cầu về chất lượng, hình thức.
Vị trí quản lý chất lượng thường gặp ở các doanh nghiệp chuyên về các lĩnh vực chế biến, sản xuất, kỹ thuật...Do những đặc thù nghề nghiệp này, bản CV xin việc quản lý chất lượng không yêu cầu quá phô trương, thế nhưng chúng lại phải đạt các yêu cầu cao về sự chuyên nghiệp cũng như tính rõ ràng, phù hợp.
Nội dung của phần 2 và phần 3 của bài viết này tuyendung3s.com sẽ chia sẻ đến các ứng viên quản lý chất lượng những điểm cần chú ý về cả hình thức và nội dung của bản CV xin việc.
Như đã nói ở phần trước, CV là một tấm vé giúp bạn chạm tới công việc mơ ước, do vậy nó cần được đầu tư kỹ lưỡng về cả hình thức và nội dung. Về mặt kết cấu, không có một bốc cục nào là bắt buộc đối với CV xin việc. Tuy nhiên, CV xin việc ở vị trí quản lý chất lượng cần đảm bảo các thông tin như: thông tin cá nhân, các kinh nghiệm, kỹ năng của ứng viên, trình độ học vấn, thành tựu…
Ở phần này, ứng viên nên trình bày đầy đủ về thông tin cá nhân của mình và một mục tiêu nghề nghiệp của bản thân.
These are essential pieces of information that cannot be left out in any job application CV.
Tại mục này, bản CV của bạn nên bao gồm những thông tin: Họ tên đầy đủ của bạn, năm sinh, địa chỉ và các thông tin liên hệ cơ bản của bạn nó có thể bao gồm: Số điện thoại, các đường link dẫn đến các tài khoản xã hội của bạn, địa chỉ email
Một thông tin nữa ứng viên nên trình bày ở phần này đó là tóm tắt qua một kinh nghiệm làm việc đắt giá nhất của bản thân và mục tiêu nghề nghiệp trong tương lai của mình nên viết khoảng 1-2 dòng, theo một số nghiên cứu, một nhà tuyển dụng chỉ giành 7 giây để đánh giá một bản CV là có phù hợp hay không. Yêu cầu về chuyên môn đối với vị trí quản lý chất lượng có thể nói là khá cao. Vì vậy hãy đặt thông tin này ở ngay phần đầu, để chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ cầm CV của bạn lên và nghiên cứu thật kỹ nó nhé.
Mục đích chính của phần thông tin cá nhân trong CV là để cung cấp cho nhà tuyển dụng những thông tin cơ bản: Bạn là ai và làm cách nào để liên hệ với bạn khi họ muốn gặp bạn trong buổi phỏng vấn. Thêm nữa, ở vị trí quản lý chất lượng sẽ có một số yêu cầu đặc biệt về thông tin cá nhân như tuổi tác của ứng viên chẳng hạn. Vì vậy, hãy chắc chắn rằng bản CV của bạn có phần thông tin này nhé.
Phần thứ hai - phần quan trọng nhất trong CV xin việc quản lý chất lượng đó chính là thông tin về chuyên môn, năng lực, kinh nghiệm và các kỹ năng của ứng viên. Đây là phần đắt giá nhất trong CV xin việc của bạn, ở phần này CV nên bao gồm những nội dung sau:
Đầu tiên là các kỹ năng mà ứng viên có. Ở đây, kỹ năng của ứng viên được chia ra làm hai cấp:
- Cấp 1 là các kỹ năng về chuyên môn.
- Cấp 2 là các kỹ năng về khả năng quản lý.
Ở cấp kỹ năng thứ nhất, nó nghiêng về các kỹ năng cứng hơn, vì vậy bạn có thể viết vào CV của mình các kỹ năng như quan sát, kỹ năng sử dụng máy móc, các thiết bị đo lường, kỹ năng phát hiện và xử lý sự cố tùy từng ngành nghề khác nhau mà biến tấu khác nhau cho phù hợp. Đối với cấp kỹ năng thứ 2 nó nghiêng về các kỹ năng mềm, nghệ thuật quản lý nhiều hơn. Vì vậy, ứng viên có thể lựa chọn viết các kỹ năng như kỹ năng phân công công việc, kỹ năng quản lý con người, nghệ thuật dùng người, các kỹ năng về đào tạo con người, khả năng giải quyết xung đột …
Tiếp theo là về các kinh nghiệm làm việc của ứng viên. Ở phần này, bạn nên ưu tiên viết những kinh nghiệm làm việc có liên quan nhất tới công việc bạn ứng tuyển trước, các kinh nghiệm ít liên quan hơn viết sau. Và các công việc gần nhất theo mốc thời gian trước cho đến các công việc xa hơn theo mốc thời gian viết sau. Ở phần này, cần chú ý nêu chi tiết từ thời gian bạn gắn bó với công việc đó, công ty của bạn, vị trí làm việc và các nhiệm vụ bạn phải làm khi ở vị trí đó. Phần này sẽ giúp bạn chứng minh được với nhà tuyển dụng các kỹ năng bạn đã trình bày ở trên là hoàn toàn có cơ sở và đúng sự thật.
Lưu ý tuyệt đối tránh ghi các công việc bạn làm trong thời gian quá ngắn vì những thông tin này có thể khiến hồ sơ của bạn bị loại ngay lập tức, những thông tin này khiến nhà tuyển dụng nghi ngờ về khả năng gắn bó, cống hiến lâu dài trong công việc của bạn. Không có một nhà tuyển dụng nào muốn thuê một nhân viên không trung thành cả.
Ở phần này, ứng viên có thể ghi một số các ưu, nhược điểm, sở thích của mình. Vì thông qua những thông tin này, nhà tuyển dụng có thể sẽ đánh giá được bạn có phù hợp với vị trí nhân viên quản lý chất lượng không. Sở thích có lẽ sẽ làm bộc lộ những ưu điểm của bạn, biết đâu nó lại phù hợp với môi trường việc làm của quản lý đồng thời nó còn cho thấy được thiên phú lãnh đạo của bạn thì sao.
Ví dụ, ứng viên có thể ghi mình có sở thích chơi cờ, thiền….các bộ môn này đều có thể một phần nào chứng minh bạn là một người có chiến lược và khả năng quản lý người khác.
Thêm vào đó, bên cạnh những thông tin về chuyên môn, ứng viên có thể bổ sung một số thông tin làm nổi bật lên ưu điểm của bạn như các hoạt động bạn tham gia, các giải thưởng bạn đã từng đạt được chúng sẽ là một bằng chứng thuyết phục cho những kỹ năng kinh nghiệm mà bạn sở hữu
Bố cục của CV nên được sắp xếp một cách logic, khoa học. Ưu tiên những vị trí quan trọng lên đầu hoặc đặt chúng ở trung tâm của CV, giữa các phần của CV nên có các thanh ngang để phân cắt, tạo cho CV dễ nhìn, thu hút nhà tuyển dụng hơn.
Thông thường bố cục của một bản CV sẽ được định dạng theo 2 cách: Cách 1 là định dạng ngang, cách hai là định dạng theo chiều dọc. Theo cách 1 các nội dung thông tin sẽ được viết liền mạch theo chiều từ trên xuống dưới. Theo cách định dạng số 2, bố cục của CV sẽ được chia và phân cách thành 2-3 cột tùy thuộc vào ứng viên theo chiều dọc, các phần thông tin sẽ được trình bày liền mạch trong các cột theo chiều từ trái sang phải.
Hiện tại, đa phần các ứng viên đều chọn cách 2 để trình bày bản CV của mình, vì cách này có nhiều ưu điểm so với cách 1. Đó là có thể trình bày thông tin đẹp hơn, logic hơn, trình bày một lượng lớn thông tin mà không làm người đọc cảm thấy sợ, các nhà tuyển dụng cũng dễ dàng theo dõi và so sánh thông tin giữa các phần hơn.
Điều cần lưu ý cuối cùng là về màu sắc của CV. Mỗi người thì đều có sở thích khác nhau về màu sắc. Song, mục đích bạn viết bản CV này không phải để thỏa mãn gu thẩm mỹ của cá nhân bạn, mà mục đích của nó là gây ấn tượng với nhà tuyển dụng nên bạn cần cân nhắc kỹ càng khi lựa chọn màu sắc.
Những màu sắc điềm đạm, trang nhã có lẽ là sự lựa chọn phù hợp nhất cho ứng viên xin việc quản trị chất lượng. Bạn có thể chọn những tone màu như màu lam, màu cam nhạt, màu đen, màu xanh, màu xám để thiết kế cho CV của mình.
Tuy nhiên, để tránh sự nhàm chán, đơn điệu cho CV của mình bạn không nên sử dụng một màu duy nhất mà nên kết hợp các màu sắc khác với nhau. Để tránh rối mắt, CV chỉ nên có từ 2-3 màu, có thể kết hợp các gam màu tương phản với nhau như đen với vàng, cam nhạt với xám, đỏ với xanh lá tạo nên sự nổi bật nhưng không sặc sỡ.
Điều đặc biệt cần lưu ý nữa là nên chọn các màu nhạt nhưng sáng để có thể làm nổi bật các thông tin của bạn trên CV, đường ngăn cách giữa các phần của CV nên chọn một màu thống nhất.
Mục tiêu nghề nghiệp có thể xem là một phần đắt giá trong CV, ứng viên nên đặt phần mục tiêu nghề nghiệp lên đầu của bản CV, chú ý mục này cần ngắn gọn chỉ nên giới hạn trong khoảng 2-3 dòng. Chú ý đến việc nhấn mạnh vào những lợi thế, giá trị lâu dài của bản thân về kỹ năng mềm hay chuyên môn. Hoặc các kinh nghiệm đắt giá liên quan đến vị trí quản lý chất lượng cũng có thể xem xét đưa vào mục này.
Ví dụ: “Tôi đã có kinh nghiệm 3 năm trong việc quản trị ở vị trí kiểm soát chất lượng, có đóng góp to lớn cho công ty, đưa ra các giải pháp làm tăng doanh thu của công ty lên 20%, giảm tỷ lệ phế phẩm xuống còn 5%” hoặc “ muốn cống hiến cho công ty hết mình, đảm bảo chất lượng các sản phẩm mà công ty sản xuất ra đồng thời sẽ có thể đạt được vị trí cao hơn trong công việc trong 3 năm tới"
Điều tối kỵ đó là sử dụng quá nhiều từ ngữ phóng đại, sáo rỗng và không nêu được những bằng chứng để chứng minh các phẩm chất, kỹ năng trong CV. Ứng viên nên viết CV một cách trung thực.
Lỗi chính tả cũng là một điều tối kỵ nên tránh trong khi viết CV. Lỗi chính tả trên bản CV xin việc quản lý chất lượng của bạn sẽ là thứ khiến bạn mất đi một tấm vé vào vòng trong, nó chống lại ứng viên và làm họ bị mất điểm hoàn toàn trong mắt nhà tuyển dụng. Vì vậy, việc cuối cùng cần làm trước khi gửi CV đi là rà soát lại chính tả một lần nữa. Lỗi chính tả sẽ khiến sự đánh giá của nhà tuyển dụng dành cho bạn xấu đi, bạn sẽ bị đánh giá là chưa tôn trọng công việc, nhà tuyển dụng, thiếu tỉ mỉ. Đây là những yếu điểm và nó khiến bạn trở nên hoàn toàn không phù hợp với vị trí quản lý chất lượng cần cả học vấn, thái độ lẫn kinh nghiệm.
Một điểm cần lưu ý cuối cùng, hãy đảm bảo rằng CV của bạn được thống nhất về phông chữ từ đầu tới cuối.
Từ những thông tin hữu ích mà tuyendung3s.com vừa chia sẻ hy vọng bạn đọc đã có thể tự tin tạo ra bản CV xin việc quản lý chất lượng đẹp, đầy đủ nội dung và gây được ấn tượng tốt với các nhà tuyển dụng.
Thông Báo
Bạn có tin nhắn mới từ :