CV tự thuật là gì? Cách trình bày CV ấn tượng và khoa học

Theo dõi tuyendung3s tại

Thùy Anh  

Ngày đăng: 30/05/2024

Cách viết CV tự thuật như thế nào cho ấn tượng với nhà tuyển dụng luôn được các bạn trẻ quan tâm. Thông qua bài viết này, hãy cùng Tuyendung3s.com làm sáng tỏ CV tự thuật là gì? Làm sao để trình bày CV khoa học và ấn tượng?

1. CV tự thuật là gì?

CV là cách viết tắt của cụm từ "Curriculum Vitae", dịch ra tiếng Việt là sơ yếu lý lịch. Nhưng về bản chất, CV là một bản tóm tắt thông tin cá nhân, kinh nghiệm làm việc, trình độ học vấn, hoạt động, giải thưởng, kỹ năng liên quan tới công việc ứng tuyển mà ứng viên gửi cho nhà tuyển dụng. CV còn được xem là lá thư chào hàng, nơi bạn giới thiệu bản thân mình với khách hàng là các công ty bạn muốn ứng tuyển. Đây cũng là bước đầu tiên mà ứng viên cần chuẩn bị khi tìm việc làm.

CV là cơ sở chính để các nhà tuyển dụng chọn ứng viên bước vào vòng phỏng vấn tiếp theo. Tùy vào yêu cầu vị trí công việc ứng tuyển mà nhà tuyển dụng đưa ra các tiêu chí sàng lọc. Ví dụ, vị trí cần người có kinh nghiệm thì đương nhiên sẽ ưu tiên những CV có nhiều kinh nghiệm.

CV là gì?
CV là gì?

 

Đối với vị trí yêu cầu kỹ năng thì các CV có kỹ năng phù hợp sẽ được chọn. Nhưng kỹ năng chỉ là thứ được liệt kê một chiều từ ứng viên. Nó cần được kiểm chứng qua các vòng phỏng vấn xin việc sau này. Còn lại nhà tuyển dụng sẽ dựa chủ yếu vào Trình độ học vấn và cân nhắc các yếu tố khác như sự chỉnh chu trong cách viết CV tự thuật xin việc, ấn tượng thiết kế, mục tiêu nghề nghiệp, sở thích cá nhân.

Trên thực tế, CV thường bị nhầm với sơ yếu lý lịch tự thuật, nhưng thật ra nó là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. CV thường tập trung chủ yếu vào các nội dung liên quan đến bằng cấp, kinh nghiệm làm việc, các kỹ năng…phục vụ cho công việc. Còn sơ yếu lý lịch sẽ khái quát thêm cả những thông tin về người thân, gia đình, tình trạng hôn nhân của bản thân, quá trình đào tạo và công tác của bạn chỉ được tóm tắt một cách sơ lược về thời gian.

Nắm sơ thông tin của bạn trong tay nhà tuyển dụng sẽ biết được thông tin về gia đình, quê quán, thân nhân của bạn… Trong nhiều trường hợp những thông tin này sẽ vô cùng có ích và sẽ giúp nhà tuyển dụng có thể quản lý nhân viên của mình một cách toàn diện hơn.

2. Cách viết CV tự thuật đúng chuẩn

2.1. Nguyên tắc viết CV tự thuật đúng chuẩn

- CV xin việc nên trình bày tinh giản, gọn gàng, bắt mắt, màu sắc phù hợp với nội dung.

- Sử dụng các font chữ tiêu chuẩn như Times New Roman, Arial.

- Về nguyên tắc, độ dài CV không vượt quá 2 trang A4.

- Phải kiểm tra lỗi chính tả, ngữ pháp thật kĩ càng.

- Kiểm tra kỹ phần thông tin liên lạc của bản thân.

- Ghi tên file CV đặt theo nguyên tắc: Vị Trí Ứng Tuyển + CV + Tên Ứng Viên. 

- Kiểm tra kỹ nội dung đã trình bày trên CV, đặc biệt là phần thông tin gửi nhà tuyển dụng và tên CV, nhiều khi bạn gửi một mẫu CV gửi cho nhiều nhà tuyển dụng hoặc một mẫu CV nhưng nộp cho nhiều vị trí công việc khác nhau.

Nguyên tắc khi viết CV
Nguyên tắc khi viết CV

 

2.2. Hướng dẫn chi tiết cách viết CV tự thuật đúng chuẩn

2.2.1. Lưu ý cách viết phần thông tin cá nhân

Bao gồm các thông tin cụ thể như: họ và tên đầy đủ, ngày tháng năm sinh, số điện thoại, địa chỉ liên lạc. Các thông tin này sẽ giúp nhà tuyển dụng dễ dàng liên lạc lại với ứng viên khi đạt yêu cầu ứng tuyển.

Nên:

- Địa chỉ email nên nghiêm túc, dùng thường xuyên.

- Chèn ảnh phù hợp với vị trí ứng tuyển, nhìn thấy khuôn mặt rõ ràng, trực diện.

Không nên:

- Dùng email thiếu nghiêm túc, đùa cợt. 

- Ảnh không rõ khuôn mặt hoặc quay lưng về phía trước.

Nhà tuyển dụng dựa vào CV để lựa chọn các ứng viên
Nhà tuyển dụng dựa vào CV để lựa chọn các ứng viên

2.2.2. Cách viết mục tiêu nghề nghiệp

Mục tiêu nghề nghiệp là phần giới thiệu của ứng viên về những định hướng trong tương lai, mong muốn trên con đường phát triển sự nghiệp của bản thân. Nhà tuyển dụng thường đánh giá rất cao những ứng viên biết lên kế hoạch và có mục tiêu rõ ràng cho sự nghiệp.

Nên:

- Đề cập đến vị trí hoặc công ty mong muốn ứng tuyển.

- Nên chia rõ ràng và cụ thể ra thành mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn. Ví dụ ngắn hạn như thành thạo công việc, kỹ năng nào đó; dài hạn như cơ hội thăng tiến đến một vị trí nào đó trong công việc.

- Đặt ra các mục tiêu hướng đến lợi ích công ty như tăng doanh số, mở rộng tập khách hàng đích…

Không nên:

- Viết mục tiêu quá chung chung, không cụ thể như làm việc trong môi trường năng động, có thể học hỏi được nhiều…

- Sao chép, bắt chước mục tiêu nghề nghiệp của người khác thành mục tiêu của bản thân.

2.2.3. Cách viết phần học vấn

Đưa ra bản tóm tắt ngắn gọn về quá trình học tập của bản thân bao gồm thời điểm nhập học, tốt nghiệp tại trường, tên trường, chuyên ngành theo học và thông tin mô tả thêm như điểm trung bình (GPA).

Nên:

- Các đề án, nghiên cứu khoa học mà có liên quan đến vị trí ứng tuyển.

- Một số khoá học, hoạt động đã tham gia giúp nâng cao kỹ năng, đào tạo nghiệp vụ (nếu có).

Không nên:

- Đưa chi tiết quá trình học tập từ cấp 1, cấp 2.

Cách viết CV ấn tượng thu hút nhà tuyển dụng
Cách viết CV ấn tượng thu hút nhà tuyển dụng

2.2.4. Lưu ý cách viết phần kinh nghiệm làm việc

Trình bày rõ ràng trong CV về quá trình làm việc của bạn đã trải qua như thế nào. Bạn đã từng làm việc tại công ty nào, đảm nhận vị trí như thế nào, trách nhiệm chuyên môn là gì ? Mô tả ngắn gọn về công việc chính mà bạn đã làm, súc tích nhưng đầy đủ, đúng trọng tâm. Đồng thời, đưa ra thành tựu và kỹ năng hoặc kinh nghiệm đạt được trong suốt quá trình làm việc. Trên thực tế, đây là phần quan trọng nhất trong một CV xin việc, bởi qua phần này thể hiện rõ được bạn có khả năng như thế nào và có phù hợp với vị trí ứng tuyển hay không?

Nên:

- Liệt kê kinh nghiệm theo thứ tự thời gian, công việc làm gần đây nhất nêu trước các công việc trước đó.

- Đưa ra bằng chứng cụ thể, hoặc số liệu xác thực ( ví dụ doanh thu tháng tăng bao nhiêu %, kiếm về bao nhiêu khách hàng …).

- Nên chọn lọc các công việc ghi trong CV, phải liên quan đến vị trí đang ứng tuyển.

Không nên:

- Nêu các công việc làm trong thời gian ngắn hạn (nhỏ hơn 6 tháng) ngoại trừ khoá thực tập.

- Đưa quá chi tiết về những công việc nhỏ nhặt như (in tờ rơi, pha trà, phục vụ).

- Mô tả dài dòng, lan man, không phân chia ý.

2.2.5. Lưu ý cách viết phần hoạt động ngoại khoá

Nếu bạn là sinh viên mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm để đưa vào CV, thì mục hoạt động ngoại khóa này càng quan trọng, bởi nó thể hiện sự năng động, hoạt bát và tiềm năng của bạn như thế nào. Nhà tuyển dụng thường đánh giá khá cao những ứng viên năng nổ, nhiệt tình và giàu lòng nhân ái.

Nên:

- Liệt kê các hoạt động giúp đỡ cộng đồng, thiện nguyện.

- Mô tả vị trí, vai trò, và trách nhiệm của mình trong các hoạt động đó.

Không nên:

- Liệt kê các hoạt động giải trí, theo sở thích cá nhân.

Cách viết phần hoạt động ngoại khoá trong CV
Cách viết phần hoạt động ngoại khoá trong CV

2.2.6. Cách viết phần kỹ năng

Nhà tuyển dụng thường chú trọng xem xét và đánh giá các kỹ năng của ứng viên, xác định xem liệu có phù hợp với vị trí mình ứng tuyển không hoặc thông qua các kỹ năng để đánh giá trình độ và khả năng của ứng viên có đáp ứng được yêu cầu công việc hay không?

Nên:

- Nhờ những người cấp trên, hoặc người có uy tín, học vị xác nhận thông tin giúp bạn.

- Viết đầy đủ thông tin người tham chiếu bao gồm: họ tên, email, số điện thoại.

Không nên:

- Khai man, nêu thông tin không chính xác người tham chiếu.

3. Lưu ý cách trình bày thật ấn tượng trong CV tự thuật 

3.1. Trình bày chuẩn tin học văn phòng

Font chữ, kích thước, phần tiêu đề CV nên viết in hoa đậm, căn giữa; dãn dòng 1.25 – 1.5cm. Lưu file hồ sơ xin việc ở dạng PDF, điều này giúp CV thể hiện được sự chuyên nghiệp, đồng thời hạn chế lỗi nhầm hoặc sai kích cỡ chữ. Các mục sẽ đánh số La Mã, lưu ý định dạng ngày/tháng/năm là số thường. Bật soát lỗi chính tả để chỉnh sửa kịp thời, kỹ lưỡng sau đó mới gửi đến cho nhà tuyển dụng.

Mẫu CV sáng tạo
Mẫu CV sáng tạo

3.2. Cách trình bày CV theo trình tự logic

- Theo trình tự thời gian: đây là dạng trình bày khá truyền thống và thường đem đến hiệu quả cao. Đồng thời phù hợp cho cả ứng viên không giỏi viết lách và văn chương. Theo thứ tự thời gian các mục: lý lịch cá nhân – thế mạnh – điểm yếu– trình độ học vấn (năng lực học tập) – thành tích – kinh nghiệm – nguyện vọng trong công việc.

- Theo trình tự nhiệm vụ – chức năng: Kiểu định dạng này sẽ thích hợp cho việc ứng tuyển ở vị trí cấp cao đồng thời đối với ứng viên có nhiều kinh nghiệm. Theo đó, một tên công việc hoặc hoạt động sẽ đi kèm với các nhiệm vụ, chức năng. 

3.3. Chọn màu giấy phù hợp

Bên cạnh những lưu ý về cách viết CV phía trên đã nêu, việc chọn màu giấy và cách phối màu trong CV có ý nghĩa lớn. Chúng góp phần tạo nên ấn tượng đối với chuyên viên nhân sự. Còn đối với hồ sơ xin việc bản viết tay, hoặc gõ máy tính ở bản word thông thường chọn loại giấy trắng, màu chữ đen. Tuy nhiên nếu bạn muốn gây chú ý đối với công ty tuyển dụng có thể chọn màu sắc trùng với màu slogan của doanh nghiệp đó. Lưu ý chỉ chọn giấy tone pastel nhằm phản ánh màu sắc của doanh nghiệp cũng đồng thời giúp CV xin việc của bản dễ đọc, rõ ràng. 

 Từ những thông tin đã nêu trong bài viết trên của tuyendung3s.com, hy vọng các bạn đọc đã nắm được cách trình bày CV tự thuật chuẩn mẫu và ấn tượng. Chúc các bạn có một bộ hồ sơ như mong muốn và đạt được thành công trong công việc đã chọn.

 

Bài Viết Liên Quan

BÌNH LUẬN

TRẢ LỜI BÌNH LUẬN
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ :