Aws trong cv là gì? Những điều cần lưu ý cho riêng bạn

Theo dõi tuyendung3s tại

Thùy Linh  

Ngày đăng: 29/05/2024

Aws trong cv là gì và tại sao nó có sức ảnh hưởng tới nhà tuyển dụng đến vậy? Hẳn đây là những câu hỏi của đông đảo các bạn học về công nghệ thông tin, điện toán đám mây. Các bạn chưa hiểu rõ được bản chất aws là gì, cách thức ôn thi aws ra sao có hiệu quả thì bài viết này là dành cho bạn. Hãy cùng tuyendung3s.com tìm hiểu aws trong cv là gì và nó đem lại những lợi ích ra sao trong công việc của các bạn nhé!

1. Những thông tin cơ bản của Aws trong CV 

1.1. Các khái niệm Aws bạn cần biết 

1.1.1. Hiểu Aws là gì?

Aws là viết tắt của từ tiếng anh Amazon Web Services, là nền tảng điện toán đám mây được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất bởi nó cung cấp hơn 175 dịch vụ tính năng từ các trung tâm dịch vụ trên toàn thế giới. 

Nền tảng hữu ích này giúp người dịch vụ công nghệ, cho phép họ dùng lưu trữ các cơ sở dữ liệu mà không cần phải mua hết hay hiểu một cách đơn giản hơn là doanh nghiệp dùng hết bao nhiêu sẽ phải thanh toán bấy nhiêu qua nền tảng internet.

Trên thế giới, hàng triệu tập đoàn doanh nghiệp lớn, các cơ quan đầu ngành của Chính phủ của quốc gia đã lựa chọn Aws để sử dụng để giảm bớt chi phí đồng thời trở nên linh hoạt đổi mới hơn trong ngành công nghệ thông tin.

Aws là gì
Aws là gì

1.1.2. Aws trong CV là gì?

Trong ngành công nghệ thông tin nói riêng cũng như điện toán đám mây nói chung, Amazon đã cung cấp những chứng chỉ riêng biệt có tên là Aws Certification để đánh giá năng lực mức độ am hiểu về điện toán đám mây của các bạn. 

Được hoàn thành với 4 cấp độ khác nhau là Foundational, Associate, Professional, Specialty mỗi người sẽ có những nhu cầu học và ôn thi riêng theo khả năng của bản thân. Việc có chứng chỉ Aws trong cv thì đây chính là “ chìa khóa vàng" của bạn bởi bạn sẽ lọt vào mắt xanh của nhà tuyển dụng, “ next level" một cách dễ dàng bởi Aws là một chứng chỉ cực kì uy tín được công nhận trên toàn thế giới. Vậy khi có Aws trong cv thì không có một lý do gì khiến nhà tuyển dụng bỏ lỡ bạn. Thậm chí khi có Aws trong tay cùng với kỹ năng làm việc tuyệt vời bạn sẽ có một mức lương cực kì hấp dẫn ngay khi bạn ra trường. 

1.2. Chứng chỉ Aws bao gồm các cấp độ nào?

Chứng chỉ Aws có 4 cấp độ khác nhau tương ứng với mỗi học viên, tuỳ vào khả năng tiếp thu cũng như chi phí các bạn hãy lựa chọn ra cấp độ học phù hợp nhé. 

1.2.1. Mức độ cơ bản - Foundational

Mức độ cơ bản là mức độ thấp nhất trong Aws, đây là mức độ để bạn làm quen dần với chứng chỉ Aws. Đây là mức độ dễ nhất trong 4 mức độ của Aws. Tuy nhiên Foundational là dễ nhất nhưng không phải ai cũng học được, muốn học được mức độ căn bản sơ khai này bạn cũng cần có ít nhất 6 tháng kinh nghiệm trong ngành công nghệ thông tin.

1.2.2. Mức độ hội viên - Associate

Qua được mức độ cơ bản bạn cần phải có ít nhất tối đa 1 năm kinh nghiệm trong ngành công nghệ thông tin để đạt được Associate. Ở mức độ này bạn sẽ học một khối lượng kiến thức khá rộng để ôn thi bở   i ở mức độ này khá là khó đòi hỏi kiến thức cũng như kĩ năng vững vàng. Đây cũng là một bước đệm vững chắc để bạn đạt được mục tiêu sở hữu chứng chỉ Aws.

Các cấp độ trong chứng chỉ aws
Các cấp độ trong chứng chỉ aws

1.2.3. Mức độ chuyên nghiệp - Professional 

Qua hai mức độ nền tảng, bạn sẽ học và thi mức độ cao hơn là Professional. Ở mức độ này kinh nghiệm tối thiểu để bạn làm bài thi là 2 năm. Trong bài thi Professional bạn không chỉ dùng sự chăm chỉ ôn luyện mà còn có những tuy duy phản biện để vận hành khắc phục khi Aws bị vấn đề. 

Kỳ thi của Professional rất khó đòi hỏi kĩ năng cực kì tốt vậy nên, trước khi tham gia Professional bạn hãy học thật kỹ 2 mức độ là Foundational và Associate. Khi đã đạt đủ kinh nghiệm hãy dự thi Professional, hãy chọn kì thi và ngành nghề phù hợp nhất với bản thân.

1.2.4. Mức độ liên quan đến chuyên môn - Specialty

Đây là mức độ cao nhất, mang tính chuyên môn hoá cao, thường đây là mức độ dành cho các nhà quản lý cấp cao bởi họ đã có bề dày kinh nghiệm trong ngành. Bên cạnh đó có một số những bạn trẻ rất giỏi họ đã vượt qua mức độ này một cách xuất xắc

Mức độ này có những yêu cầu nhất định về kinh nghiệm kiến thức , làm việc trong từng lĩnh vực ngành nghề liên quan. Sự nhạy bén, tư duy nhanh sẽ là lợi thế rất lớn nếu bạn dự thi Specialty. 

Aws có 4 mức độ khác nhau bạn hãy đọc kỹ để tìm ra được mức độ phù hợp với bản thân mình nhé. Bạn có thắc mắc rằng Aws sẽ đem lại lợi ích gì chưa? Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.

2. Những lợi ích khi ứng viên sở hữu chứng chỉ Aws

2.1. Lĩnh hội được nhiều kinh nghiệm và kỹ năng

Khi tham gia kì thi lấy chứng chỉ Aws thì bạn phải có một kinh nghiệm làm việc rất tốt, kiến thức chuyên sâu cùng kĩ năng làm việc tuyệt vời. Nên khi tham gia thi và có chứng chỉ những kinh nghiệm này của bạn sẽ tăng theo cấp số nhân để phục vụ công việc tương của bạn.

Được phân chia theo cấp bậc, Aws sẽ là minh chứng cho kinh nghiệm làm việc giúp bạn lọt vào mắt xanh của nhà tuyển dụng khi ứng tuyển.

2.2. Làm nổi bật trong cv

Được cấp chứng chỉ Aws theo chuyên môn cá nhân, chứng chỉ này sẽ mang lại cho bạn nhiều lợi ích đặc biệt là làm nổi bật cv của bạn giữa hàng ngàn, hàng trăm ứng viên ngoài kia. 

Có chứng chỉ Aws trong CV sẽ làm tăng phẩm chất của CV của bạn, để lại ấn tượng tích cực với các nhà tuyển dụng và giúp việc ứng tuyển trở nên dễ dàng hơn đáng kể.

Có thể kết quả học tập khá kém nhưng nhờ tích lũy cộng thêm có Aws thì không có gì cản trở được bạn làm việc mình muốn với nguồn kiến thức chất lượng.

Lợi ích khi có chứng chỉ aws
Lợi ích khi có chứng chỉ aws

2.3. Tăng thêm cơ hội việc làm

Với việc đem lại lợi cho doanh nghiệp nâng cao vị thế cho họ nên việc bạn sở hữu chứng chỉ Aws càng trở thành “con cưng" cho các nhà tuyển dụng. Khi bạn có Aws trong tay bạn sẽ có cơ hội làm việc ở những tập đoàn lớn có môi trường làm việc rất tốt cùng với mức lương hấp dẫn vô cùng.

Lợi thế lớn nhất của Aws có thể là giúp bạn offer mức lương với nhà tuyển dụng theo mong muốn bản thân. Một chứng chỉ uy tín như Aws sẽ giúp bạn có vô số cơ hội việc làm rất tốt trong tương lai. 

3. Cách đăng ký và ôn thi Aws nhanh chóng

3.1. Các bước đăng ký thông tin

- Vào trang home.pearsonvue

- Chọn hãng thi của bạn 

- Click Schedule an exams

- Click LET"s GET STARTED

- Đăng nhập

- Chọn GET aws Certified

- Chọn go to your account

- Chọn schedule new exam

- Chọn kỳ thi và click schedule pearson VUE

- Chọn at my home or office

- Chạy kiểm tra trước mic, camera và wifi

Các bước đăng ký thi aws
Các bước đăng ký thi aws

3.2. Các lưu ý khi ôn tập Aws

Khối lượng kiến thức của Aws là vô cùng nặng việc ôn tập không thể phút chốc là được, những kỹ năng cũng như kinh nghiệm đã được tích luỹ qua công việc hàng ngày. Tuy nhiên chúng ta cùng cần có một lộ trình ôn tập kĩ càng vững chắc nhất.

- Xây dựng sơ đồ tư duy hợp lý, không học lan man.

- Sử dụng những cuốn sách bổ ích 

Tham khảo những cuốn sách Aws Certified Solutions Architect - Associate,.... đây là cuốn sách bổ ích dành cho bạn nào muốn học thi aws, có đủ kiến thức trọng tâm dễ hiểu.

- Không tin bất kỳ trung tâm nào cam kết dạy aws thi đỗ trong thời gian ngắn. 

- Chuẩn bị cho mình một tâm lý vững vàng, thoải mái, bình tĩnh nhất để làm bài thi. Không hoang mang không lo sợ làm bằng tất cả niềm đam mê, bằng những gì mình có. 

Lưu ý ôn thi aws
Lưu ý ôn thi aws

Trên đây là những điều tổng quan về Aws mà tuyendung3s.com tìm hiểu được để giải đáp thắc mắc của mọi người. Hi vọng qua bài viết này mọi người có thể hiểu được aws trong cv là gì và giúp các bạn học hỏi thêm nhiều điều để cải thiện cv của bản thân. Để có được những bài viết nóng hổi bạn đừng quên truy cập tuyendung3s.com mỗi ngày nhé!

Bài Viết Liên Quan

BÌNH LUẬN

TRẢ LỜI BÌNH LUẬN
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ :