Ngày đăng: 06/05/2024
Trong thời đại hội nhập hiện nay, việc biết thêm một số ngôn ngữ khác đặc biệt là Tiếng Anh là một điều thật sự cần thiết, tạo cho bạn nhiều cơ hội trong cuộc sống nói chung và công việc nói riêng. Khả năng tiếng Anh là một điểm cộng lớn trong mắt các nhà tuyển dụng ở bất kỳ ngành nghề nào. Vậy chúng ta nên thể hiện trình độ tiếng Anh trong CV như thế nào? Hãy cùng Vieclam24h.net.vn tìm hiểu nhé!
- Trình độ tiếng Anh là khả năng sử dụng ngoại ngữ là tiếng Anh- ngôn ngữ của thế giới, được đánh giá thông qua sự chính xác, thành thạo các yếu tố: nghe, nói, đọc, viết. Hơn thế nữa, trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay, hầu hết các ngành nghề đều có liên quan đến tiếng Anh. Vì vậy, ứng viên có trình độ tiếng Anh phù hợp sẽ gây ấn tượng trong mắt nhà tuyển dụng đồng thời tạo thêm cơ hội có được vị trí cao với thu nhập tương xứng.
- Trong giao tiếp thực tế, trình độ tiếng Anh được thể hiện thông qua sự trôi chảy về lời nói, sự lắng nghe và sự tự tin trong giao tiếp bằng ngôn ngữ thứ hai này. Trong văn viết, trình độ tiếng Anh được thể hiện qua từng câu chữ, ngữ pháp. Còn trong CV xin việc, trình độ tiếng Anh thường được thể hiện thông qua các loại chứng chỉ, bằng cấp chứng nhận việc sử dụng tiếng Anh của bạn đang ở một định mức nào đó cho phép nhà tuyển dụng có thể nắm bắt và sàng lọc ứng viên.
- Chứng chỉ TOEIC(Test of English for International Communication)- một trong những chứng chỉ phổ biến nhất hiện nay là chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, phù hợp với nhiều khối ngành như: Kinh tế, quản trị,… Có 2 loại chứng chỉ TOEIC là TOEIC 2 kỹ năng gồm nghe, đọc và TOEIC 4 kỹ năng gồm nghe, nói, đọc, viết. Đối với những khối ngành không chuyên, nhà tuyển dụng chỉ yêu cầu chứng chỉ 2 kỹ năng đối với ứng viên ở mức điểm không quá cao.
- Chứng chỉ IELTS( International English Language Testing System): giống với chứng chỉ TOEIC, IELTS cũng là một chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, đánh giá khả năng sử dụng tiếng Anh qua 4 yếu tố: nghe, nói, đọc, viết. Chứng chỉ này có chi phí cũng như yêu cầu khá cao, phù hợp với các ngành có liên quan đến ngoại ngữ hay du lịch,…
- Chứng chỉ A1, A2, B1,B2, C1,C2: phổ biến nhất là chứng chỉ B1 và B2 bao gồm 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết.
- Tầm quan trọng của các loại chứng chỉ tiếng Anh trong CV xin việc: có thể nói, để đánh giá trình độ tiếng Anh trong CV, nhà tuyển dụng sẽ ưu tiên chọn ứng viên đã đạt được những chứng chỉ tiếng Anh trên thay vì ứng viên chỉ viết chung chung. Chứng chỉ tiếng Anh không phải là một điều kiện bắt buộc để thể hiện khả năng ở ngoại ngữ này, tuy nhiên, đây là cách dễ nhất để nhìn vào đó nhà tuyển dụng có thể biết được khả năng sử dụng tiếng Anh của ứng viên ở mức nào từ đó có thể sàng lọc và hoàn thiện quá trình tuyển dụng.
Tùy từng vị trí công việc thuộc từng ngành sẽ có những yêu cầu về khả năng tiếng Anh khác nhau nên trong CV cũng nên ghi theo những cách khác nhau để tránh dài dọc. Ví dụ: Trong trường hợp một vị trí áp đặt yêu cầu trình độ tiếng Anh cao, cần phải tạo một section riêng cho yêu cầu này. Đối với các vị trí không cần trình độ tiếng Anh cao hoặc không yêu cầu, chỉ cần đề cập đến khả năng tiếng Anh như một kỹ năng bổ sung, một trải nghiệm hay một sở thích. Dưới đây các mẹo giúp bạn có thể nêu ra trình độ tiếng Anh của bản thân một cách khéo léo, gây ấn tượng với nhà tuyển dụng
- Ghi vào CV một chứng chỉ, bằng cấp tiếng Anh phù hợp:
+ Không phải loại bằng cấp, chứng chỉ tiếng Anh nào cũng nên ghi hết vào CV ví dụ như những bằng khen, giấy khen cấp xã, huyện,.. khi đưa vào sẽ khiến CV trở nên dài dòng. Như vậy không những không gây được ấn tượng trong mắt nhà tuyển dụng mà còn là một điểm trừ lớn.
+ Chỉ nên ghi những chứng chỉ, bằng cấp thật sự uy tín và phù hợp ví dụ như chứng chỉ TOEIC, IELTS, B1,… tùy vào từng vị trí ứng tuyển
- Khéo léo thể hiện trình độ tiếng Anh thông qua kinh nghiệm, khả năng
+ Có rất nhiều ứng viên có trình độ tiếng Anh nhưng chưa có thời gian hay điều kiện thi để lấy chứng chỉ thì thể hiện chúng thông qua kinh nghiệm làm việc hay khả năng là một điều rất quan trọng. Tuy nhiên phải biết nêu ra một cách khéo léo, phù hợp với vị trí mà mình ứng tuyển. Nếu bạn có kinh nghiệm làm một công việc liên quan đến tiếng Anh: ví dụ như vị trí trợ giảng, gia sư dạy thêm, dẫn tour cho người nước ngoài tham quan Việt Nam… hãy thể hiện chúng ở mục việc làm, qua đó thể hiện được trình độ của bản thân, gây ấn tượng với nhà tuyển dụng
- Sử dụng các từ ngữ chuyên ngành: Tùy thuộc vào từng ngành nghề mà có những từ ngữ tiếng Anh chuyên ngành khác nhau và sẽ rất khó nếu không phải người trong ngành có thể hiểu được, hay có một số từ ngữ chuyên ngành khó để thể hiện sang tiếng Việt thì sử dụng chúng để viết vào CV cũng sẽ tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng, thêm điểm cộng cho bản thân.
- Hãy nêu ra trình độ của mình một cách trung thực:
+ Đây là một lỗi rất hay mắc phải ở các ứng viên. Để làm đẹp CV của mình, một số bạn đã ghi không đúng trình độ tiếng Anh của bản thân- đây là một việc làm không nên vì nếu bạn có thông qua được phần hồ sơ thì còn phần phỏng vấn, test trình độ,… và nếu nhà tuyển dụng biết được, bạn sẽ mất điểm rất nghiêm trọng. Vì thế, nên ghi trình độ của mình một cách trung thực nhất.
- Khi nào không nên ghi trình độ tiếng Anh của mình trong CV
+ Nếu khả năng tiếng Anh của bạn chỉ đang ở mức sơ cấp, chưa có chứng chỉ hoặc có với mức điểm trung bình thì không nên ghi trong CV mà thay vào đó hãy thể hiện kỹ hơn các trình độ, kỹ năng khác như: kỹ năng tin học văn phòng, kỹ năng quản lý thời gian,… để tránh mất điểm với nhà tuyển dụng
+ Một công việc không yêu cầu trình độ tiếng Anh thì bạn chỉ nên ghi, coi tiếng Anh như một sở thích, một khả năng của bản thân chứ không nên ghi thành một mục riêng
Như vậy, trình độ tiếng Anh là một điều vô cùng cần thiết hiện này ở hầu hết các ngành nghề, sắp tới, trình độ tiếng Anh sẽ không còn là điểm cộng cho ứng viên nữa mà gần như trở thành một điều bắt buộc. Vậy nên, bạn hãy trau dồi trình độ tiếng Anh của mình mỗi ngày vừa để phát triển bản thân, vừa để có cơ hội tìm một công việc tốt nhé!
Thông Báo
Bạn có tin nhắn mới từ :