Ngày đăng: 31/05/2024
Không chỉ làm nhân viên chứng từ, hay đăng ký làm một lễ tân, hay bất cứ ngành nghề khác thì bạn cũng cần chuẩn bị cho mình những mục tiêu, định hướng cụ thể để vạch ra con đường đi cho mình. Cùng tuyendung3s.com tìm hiểu về mục tiêu nghề nghiệp của nhân viên chứng từ nhé.
Dù là một nhân viên chứng từ hay ở bất cứ vị trí công việc nào, bạn muốn phát triển, muốn đạt được một vị trí với mức lương cao hơn, bạn phải có định hướng cho riêng mình. Bạn có đang nghe nhầm không? Chắc chắn là không đâu vì nội dung của phần mục tiêu định hướng trong công việc nó thực sự quan trọng với bạn đấy.
Ngay từ khi mới bắt đầu bước chân vào nơi làm việc, thì một nhân viên đã từng trải qua những lần nộp đơn, phỏng vấn, thử thách….Ngay từ lúc đầu ấy, nhà tuyển dụng đã nhìn những định hướng của bạn rồi. Nó ở trong một nội dung rất cơ bản của CV đó là mục tiêu, định hướng nghề nghiệp.
Đã bao giờ bạn viết CV mà bỏ lỡ nội dung này chưa? Nó là một phần rất quan trọng đấy. Nhà tuyển dụng muốn nhìn thấy bạn là người có sự cầu tiến, có định hướng, sự quyết tâm, phấn đấu của bạn phần nào cũng được thể hiện ở trong đó. Ngoài ra, nhà tuyển dụng cũng tìm điểm chung giữa bạn và công ty, xem rằng định hướng của bạn có thực sự phù hợp với công ty và khả năng đáp ứng mong muốn đó của bạn.
Nếu như mục tiêu của bạn phù hợp với sự phát triển của công ty, thì chắc chắn rồi, bạn sẽ rất may mắn, bạn là người có được ấn tượng tốt từ phía nhà tuyển dụng. Không phải ai cũng đã có những mục tiêu cụ thể trong công việc mình ứng tuyển, cụ thể ở đây là nhân viên chứng từ. Vì vậy, đối với những người mà chưa xác định được các vị trí cũng cần phải có sự tìm hiểu để tìm ra con đường cho mình trước khi viết vào CV đó. Nếu bạn viết quá mơ hồ, không cụ thể một mục tiêu gì cả thì rất dễ mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Đến những cái mình phải làm, mình cần làm mà không xác định được thì về sau khó mà nắm bắt được những công việc khác của công ty.
Phải nói lại một lần nữa rằng nội dung của mục tiêu nghề nghiệp rất quan trọng trong CV, vì thế mà các ứng viên không thể viết một cách, qua loa, đại khái được. Cần có sự đầu tư, tìm hiểu kiến thức để định hướng cho bản thân. Và đặc biệt, nếu quý vị muốn trở thành nhân viên chứng từ, cần phải lưu ý đến nội dung này.
Đối với phần mục tiêu nghề nghiệp của nhân viên chứng từ, bạn cần phải lưu ý rằng nội dung này cần được viết ngắn gọn, dễ hiểu. Tuy nhiên, cũng phải pha trộn sự độc đáo của bạn để có thể khác biệt hơn so với các ứng viên khác nhé.
Bạn có thể xuất phát từ những gì bản thân mình có, từ ngành nghề mình đã được đào tạo, kinh nghiệm làm việc để bạn định hướng vị trí cao hơn trong lĩnh vực chứng từ. Bạn phải hình dung ra được bạn có khả năng đạt được vị trí đó không, nếu đã trình bày ra rồi thì phải cố gắng đạt được mục tiêu đó.
Nếu bạn chỉ nghĩ rằng, nhà tuyển dụng đánh giá bạn qua mục tiêu này mà chỉ viết những vị trí quá khả năng của bạn, hoặc có thể là bạn không có hứng thú, chỉ viết vào để tạo ấn tượng thôi. Giả sử bạn may mắn được lựa chọn, về lâu dài, mục tiêu đó sẽ bị ảnh hưởng đến bạn theo nhiều chiều hướng khác nhau, cũng có thể ở trong một vài tình huống làm bạn khó xử. Vậy nên điều đầu tiên hãy trung thực với bản thân trước nhé.
Với quá nhiều chiếc CV, mỗi CV lại trình bày rất nhiều thông tin, nhà tuyển dụng họ sẽ không dành quá nhiều thời gian cho chiếc CV của bạn. Với những CV mà trình bày dài dòng, họ sẽ lướt qua một cách nhanh chóng. Về mặt tâm lý, nhìn thấy những thứ nhiều chữ là ta đã không muốn đọc rồi đúng không? Thử đặt mình trong vị trí nhà tuyển dụng chắc chắn bạn sẽ hiểu tại sao mình cần trình bày ngắn gọn, rõ ràng.
Cố gắng chắt lọc những nội dung chính nhất, chỉ ra được cái mà bạn muốn hướng đến về kiến thức, kỹ năng, vị trí công việc thông qua mục tiêu này. Sẽ không nhà tuyển dụng nào muốn đọc hết những vị trí trên trời dưới biển của các lĩnh vực hay các vị trí tương lai mà lại không có ở công ty mình đâu.
Cùng đừng vì ngắn gọn mà lại trình bày một cách chung chung khiến người đọc không thể hình dung ra vấn đề bạn đang nói hay vị trí mà bạn muốn hướng đến nhé.
Có rất người mắc phải cách trình bày cho cả CV nói chung và các phần mục nhỏ nói riêng. Đừng nên trình bày 1 đoạn văn dài dòng ở đây, bạn có thể gạch đầu dòng, chia thành các ý nhỏ, trình bày một cách khoa học, logic từ trên xuống dưới để nhà tuyển dụng thấy được sự rõ ràng đó.
Khi chưa đọc đến nội dung, cách trình bày dễ khiến cho nhà tuyển dụng đánh giá cao hay thấp với CV đó. Nó sẽ là cái ấn tượng đầu tiên bạn dành cho nhà tuyển dụng.
Bạn có nhớ rằng ngày xưa đi học cấp tiểu học có môn chính tả không? Nó là một môn học thì chắc chắn nó được chú trọng và rèn các thế hệ ngay từ đầu khi mới luyện chữ. Tất nhiên, theo suốt năm tháng, điều này vẫn quan trọng. Có những người tuyển dụng khó tính, sẽ dễ dàng nhìn thấy những lỗi rất nhỏ như khoảng cách dấu phẩy và chữ, các chữ cái đầu dòng hay tên người, tên vị trí công việc không viết hoa chữ cái đầu. Về tên các vị trí công việc, nhiều người sẽ không để ý rằng mình phải viết hoa chữ nào đâu. Tốt hơn hết là mình đọc những thông tin liên quan từ công ty để biết rằng có những vị trí nào tìm hiểu cách viết tên cho đúng, đặc biệt quan trọng với tên của công ty.
Viết xong thì có vẻ đơn giản đấy nhưng đừng quên bỏ qua bước kiểm tra một cách kỹ càng các thông tin.
Nếu bạn đã biết đến các vị trí của lĩnh vực chứng từ rồi thì chắc hẳn viết nội dung này rất dễ dàng, nhưng nếu như chưa có một định hướng gì, là người mới ra trường hay người làm trái ngành đi chăng nữa thì bạn cũng cần phải tìm hiểu thật kỹ các vị trí liên quan để lựa chọn viết vào mục tiêu, định hướng nghề nghiệp nhé.
Và đó là những thông tin tuyendung3s.com muốn gửi đến bạn, mong rằng bạn sẽ có những kinh nghiệm rút ra cho bản thân mình để viết mục tiêu nghề nghiệp của nhân viên chứng từ trong CV một cách thật ấn tượng nhé.
Thông Báo
Bạn có tin nhắn mới từ :