Những điều cần biết khi viết điểm mạnh điểm yếu trong cv ngân hàng

Theo dõi tuyendung3s tại

Trương Lý  

Làm việc trong ngân hàng từ trước đến nay luôn là ước mơ của các ứng viên trong lĩnh vực tài chính. Để ứng tuyển vào ngân hàng trước tiên bạn phải hoàn thiện CV của mình một cách hoàn chỉnh. Bài viết sẽ giới thiệu về cách viết điểm mạnh, điểm yếu trong cv ngân hàng

1. Điểm mạnh và điểm yếu trong CV

1.1. Điểm mạnh

Điểm mạnh là những tố chất có sẵn hoặc được hình thành qua quá trình học tập và hoạt động của bản thân. Điểm mạnh có thể bao gồm nhiều yếu tố như về kỹ năng, tố chất hoặc về kinh nghiệm làm việc,kiến thức…. Trong CV thường có các điểm mạnh sau :

- Khả năng tiếp thu tốt

- Cẩn thận, tỉ mỉ, kiên nhẫn 

- Luôn cố gắng hoàn thành công việc được giao

- Trình độ chuyên môn cao

- Sử dụng thành thạo một hoặc nhiều ngôn ngữ nước ngoài

- Năng động, sáng tạo

- Khả năng thích nghi và hòa nhập với môi trường mới

- Kỹ năng giao tiếp tốt

- Kỷ luật bản thân cao

 - Tính cách chăm chỉ, luôn học hỏi kiến thức mới

Tùy vào ngành nghề sẽ tập trung vào những điểm mạnh khác nhau để có thể phù hợp với công việc và môi trường bạn ứng tuyển.

1.2. Điểm yếu trong CV

Điểm yếu là những nhược điểm của bản thân mà bạn chưa thể khắc phục trong thời gian ngắn. Điểm yếu chính là những điều mà ứng viên ngại nhất khi đưa vào CV vì sẽ dẫn đến mất tự tin khi gặp người phỏng vấn. Các điểm yếu thường được đưa vào CV gồm:

-        Quá cầu toàn

-        Kinh nghiệm ít

-        Chưa tự tin khi giao tiếp 

-        Thuyết trình chưa rõ ràng, lưu loát

-        Thời gian làm quen với công việc dài

2. Cách nêu điểm mạnh điểm yếu trong CV ứng tuyển ngân hàng

2.1. Tìm hiểu kỹ càng về vị trí công việc ứng tuyển

Đối với mỗi ngành nghề, công việc lại yêu cầu những kỹ năng và kinh nghiệm khác nhau của ứng viên. Ngân hàng cũng như vậy, trong mỗi một ngân hàng sẽ có rất nhiều các bộ phận khác nhau và mỗi bộ phận sẽ làm những công việc khác nhau.Ví dụ như bộ phận phân tích sẽ làm các công việc liên quan đến phân tích thị trường tài chính và yêu cầu các ứng viên có kỹ năng chuyên môn cao về dự báo và tài chính, mảng tín dụng sẽ làm công việc thu hút các khoản vay và tiền gửi về cho ngân hàng nên sẽ yêu cầu các ứng viên mạnh về khả năng giao tiếp cũng như thuyết phục khách hàng.

Tìm hiểu kỹ về công việc
Tìm hiểu kỹ về công việc

Việc cần làm đầu tiên đó chính là tìm hiểu thật kỹ xem vị trí ứng tuyển cụ thể là gì và yêu cầu công việc của vị trí đó để chuẩn bị những điểm mạnh điểm yếu phù hợp.

2.2. Tập trung  vào những điểm mạnh cần thiết trong công việc

Khi viết một CV vào ngành ngân hàng bạn luôn cần phải nổi bật những kỹ năng phù hợp với ngành này để trở nên hoàn hảo nhất trong mắt nhà tuyển dụng.

2.2.1. Có chuyên môn , kiến thức vững chắc về tài chính

Đây là kỹ năng cần có của mỗi ứng viên khi ứng tuyển vào ngành ngân hàng. Các kỹ năng chuyên môn này có thể dựa trên các kiến thức được đào tạo trong các trường đại học và cao đẳng hoặc được tích lũy qua quá trình làm việc trong lĩnh vực tài chính. Làm việc trong ngân hàng là làm việc với các con số do đó chuyên môn về tài chính cũng như xử lý dữ liệu cũng luôn được đặt lên hàng đầu.

Kiến thức về tài chính - ngân hàng
Kiến thức về tài chính - ngân hàng

Khi chọn lựa ứng viên những nhà tuyển dụng trong ngân hàng sẽ đặc biệt quan tâm đến các kỹ năng chuyên môn tài chính của bạn nên điểm mạnh trong chuyên môn là rất cần thiết.

2.2.2. Cẩn thận và tỉ mỉ

Làm việc trong ngành ngân hàng sẽ yêu cầu bạn phải sử dụng rất nhiều các hồ sơ, sổ sách và tính toán khác nhau. Bên cạnh đó bạn cũng sẽ cần phải xử lý các vấn đề liên quan đến tiền bạc, những số tiền sẽ rất lớn và rắc rối , chỉ cần một sai sót nhỏ thôi cũng sẽ có thể gây ra một hậu quả rất lớn gây thất thoát và ảnh hưởng đến vị trí của bạn cũng như cả bộ phận.

Cẩn thận khi làm việc
Cẩn thận khi làm việc 

Do đó ngành ngân hàng luôn yêu cầu các ứng viên phải có sự tỉ mỉ, cần cù trong công việc, mọi số liệu hay hồ sơ đều phải xử lý một cách kỹ càng và chính xác nhất.

2.2.3. Kỹ năng giao tiếp tốt

Một trong những kỹ năng bạn cần làm nổi bật trong CV ngân hàng đó chính là kỹ năng giao tiếp của bản thân vì đặc thù của ngành ngân hàng đó là sẽ thường xuyên tiếp xúc với khách hàng. Khách hàng của ngân hàng rất đa dạng từ khách hàng cá nhân cho đến các doanh nghiệp và thuộc rất nhiều các ngành nghề độ tuổi khác nhau.

Kỹ năng giao tiếp cần có
Kỹ năng giao tiếp cần có

Các giao dịch cũng có giá trị khác nhau và đôi lúc giá trị giao dịch rất lớn, các khách hàng vì thế cũng rất cẩn trọng khi đưa ra các quyết định giao dịch. Để có thể làm việc và giao dịch với những khách hàng đó yêu cầu các nhân viên ngân hàng phải có kỹ năng giao tiếp, thuyết phục tốt. Một ứng viên với kỹ năng giao tiếp tốt sẽ trở nên rất nổi bật trong mắt người tuyển chọn.

2.2.4. Các điểm mạnh nổi bật khác của bản thân

Mỗi cá nhân đều có một điểm mạnh khác nhau và tạo nên đặc trưng của từng người vì thế đừng ngần ngại khi thêm những thế mạnh riêng của bạn vào trong CV sau khi đã thêm những điểm mạnh cần thiết. Các tài lẻ như ca hát, thể thao hay trong bất cứ các lĩnh vực nào khác cũng góp phần tạo ấn tượng trong mắt nhà tuyển dụng.

Đôi khi đây sẽ là yếu tố sẽ giúp bạn được lọt vào mắt người tuyển dụng vì chúng sẽ giúp bạn trở nên khác biệt hơn so với những người khác nên hãy dành một vài dòng để nêu ra các điểm mạnh riêng của bản thân.

2.3. Giảm bớt đi các điểm yếu của bạn

Sau khi đã hoàn thành các điểm mạnh chúng ta cần phải chỉ ra các điểm yếu của bản thân. Mỗi người đều có các điểm yếu và khó để khắc phục, tuy nhiên hãy cẩn trọng khi chọn lựa các điểm yếu để đưa vào CV bởi vì liệt kê các điểm yếu sẽ khiến CV của bạn trở nên kém hấp dẫn và gây mất tự tin khi phỏng vấn.

Thận trọng khi nêu ra điểm yếu
Thận trọng khi nêu ra điểm yếu

Gợi ý cho bạn là hãy nêu ra các điểm yếu không ảnh hưởng nhiều tới công việc và cách để bạn khắc phục những điểm yếu đó. Các điểm yếu theo hướng tích cực có thể được đưa vào CV như : Đôi khi quá cầu toàn với công việc, cần nhiều thời gian để làm quen với môi trường mới…

3. Những điều cần chú ý khi trình bày điểm mạnh điểm yếu trong CV ngân hàng

3.1. Trung thực

Các nhà tuyển dụng trong ngân hàng thường là những người có kinh nghiệm tuyển dụng lâu năm và đã tiếp xúc với rất nhiều ứng viên khác nhau. Họ sẽ dễ dàng nhận ra những điều bất thường, không chính xác với thực tế trong CV của bạn.

Do đó hãy luôn trung thực khi liệt kê điểm mạnh, điểm yếu trong CV của mình, hãy trân thành với những người tuyển dụng, đừng quá nâng cao các điểm mạnh của bản thân khi bạn không sở hữu chúng.

Trung thực khi nêu ra điểm mạnh điểm yếu
Trung thực khi nêu ra điểm mạnh điểm yếu

Với các điểm yếu hãy nêu ra điểm yếu mà cá nhân còn mắc phải, điều quan trọng đó chính là đi kèm với điểm yếu đó bạn cần có những kế hoạch và nỗ lực để khắc phục chúng.

3.2. Không liệt kê quá nhiều

Không nên liệt kê quá nhiều các điểm mạnh của bạn vào trong CV, điều này sẽ khiến CV của bạn trở nên dài dòng và  nhà tuyển dụng sẽ cho là bạn đang khoe khoang về bản thân của mình.

Chỉ nên nêu ra những điểm mạnh cần thiết đối với công việc và tập trung làm nổi bật những điểm mạnh đó trong mắt nhà tuyển dụng. Bên cạnh đó bạn cần trình bày rõ ràng, tách riêng các điểm mạnh với nhau, rà soát về chính tả cũng như bố cục của CV sao cho hợp lý nhất. Các nhà tuyển dụng luôn luôn chú ý tới những CV có bố cục rõ ràng, ngắn gọn và dễ nắm bắt được cái thông tin về bạn.

Bài viết đã đưa cho bạn cách viết điểm mạnh điểm yếu trong CV ngân hàng. Đây là một điều quan trọng mà nhiều bạn thường bối rối khi viết CV. Chúc các bạn có thể chuẩn bị được một CV tốt nhất và có được vị trí ưng ý trong ngân hàng.

Bài Viết Liên Quan

BÌNH LUẬN

TRẢ LỜI BÌNH LUẬN

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ :