Cách biết kỹ năng trong CV tiếng Anh như nào mới đúng và hấp dẫn nhất? Đó là câu hỏi của rất nhiều ứng viên cho dù lần đầu viết CV xin việc hay đã đi xin việc rất nhiều lần nhưng đều thất bại từ vòng hồ sơ. Vậy bài viết sau đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách viết kỹ năng trong cv tiếng Anh sao cho thuyết phục được nhà tuyển dụng
Có lẽ nhiều người đã từng biết đến CV hay đã trải qua quá trình làm CV free đi xin việc nên rất am hiểu bố cục và các mục được yêu cầu trong CV phải không nào? Thật vậy, trong CV có một mục đó là mục kỹ năng ứng viên – phần quan trọng và được các nhà tuyển dụng đánh giá cao trong các buổi tuyển dụng.
Phần kỹ năng trong tất cả các CV là phần khai thông tin của ứng viên về các kĩ năng và nghiệp vụ chuyên môn. Đây được coi là phần quan trọng và nhận được rất nhiều sự quan tâm của nhà tuyển dụng, hơn thế, đây còn là một trong những mục đánh giá năng lực và trình độ chuyên môn của ứng viên để từ đó, nhà tuyển dụng sẽ quyết định có lựa chọn bạn đi tiếp hay không. Vậy, làm sao để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng?
Chắc hẳn, một ứng viên dày dặn kinh nghiệm và có trình độ chuyên môn cao thể hiện qua một loạt các thông tin về kĩ năng sẽ gây ấn tượng với nhà tuyển dụng dễ dàng hơn so với những ứng viên ít kinh nghiệm, có ít kĩ năng. Cách tốt nhất để bạn gia tăng cơ hội trúng tuyển là làm giàu kĩ năng cho mình và khiến cho phần kĩ năng của CV nói riêng đẹp nhất có thể.
Một số những kĩ năng mà được các nhà tuyển dụng đánh giá cao có thể kể tới như:
Hãy viết CV phần kĩ năng một cách chân thật, trung thực và thể hiện hết năng lực, trình độ chuyên môn của mình nhé! Đừng ngại ngần gì cả!
Phần kĩ năng trong CV tiếng Anh ngoài ra còn là minh chứng cho sự phù hợp của các ứng viên với vị trí công việc mà ứng viên đang mong muốn ứng tuyển vào. Bất kể một ngành nghề, một lĩnh vực nào cũng đều yêu cầu và đòi hỏi những kĩ năng nhất định. Ví dụ, ngành nghề nhân viên kinh doanh sẽ cần ứng viên có kĩ năng giao tiếp tốt, kĩ năng chăm sóc khách hàng, kĩ năng thuyết phục, khả năng ứng xử, kĩ năng về quản lí thời gian và học việc nhanh. Nhưng những vị trí như nhà quản trị, nhà lãnh đạo,… nhìn chung là những vị trí cấp cao sẽ đòi hỏi gay gắt hơn rất nhiều các kĩ năng mềm, đi kèm với kĩ năng lãnh đạo và kĩ năng tổ chức, lãnh đạo bộ máy.
Dựa vào mục kĩ năng trong CV, các nhà tuyển dụng sẽ đánh giá và chọn lọc được các ứng viên có năng lực chuyên môn phù hợp với vị trí, từ đó sẽ giúp cho các hoạt động của doanh nghiệp trở nên vững mạnh hơn nhờ vào việc lựa chọn nhân viên đúng đắn và sử dụng hiệu quả nguồn lực đó.
Chúng ta đều luôn biết, những người lao động dày dặn kinh nghiệm, có năng lực và trình độ chuyên môn cao ắt hẳn sẽ được chi trả và thỏa thuận với một mức lương trung bình cao trở lên. Do đó, phần kĩ năng trong tất cả các CV là căn cứ đề nhà tuyển dụng có thể đưa ra và thỏa thuận với ứng viên, hay người lao động, một mức lương hợp lí với năng lực và trình độ của ứng viên.
Đây cũng là một trong những lợi thế của ứng viên trong việc thỏa thuận mức lương và các chế độ đãi ngộ kèm theo với nhà tuyển dụng. Nếu ứng viên là những người lao động có kinh nghiệm nhiều, có trình độ chuyên môn ở mức giỏi trở lên, đừng ngại ngùng mà không đưa ra một mức lương cao cho nhà tuyển dụng. Đây vừa là cách để thể hiện giá trị bản thân, vừa là hành động tôn trọng và thái độ tự tin vào bản thân mình. Bất kì doanh nghiệp nào cũng đều mong muốn thu nhận và tìm cách giữ chân những người lao động xuất sắc, do đó, họ sẽ khó có thể từ chối mức lương mà bạn đề xuất.
Để có thể biết được cách viết kĩ năng trong CV tiếng Anh, các ứng viên của chúng tôi trước hết cần phải hiểu “kĩ năng chuyên môn hay kĩ năng cứng là gì?”. Đây là thuật ngữ được sử dụng rất nhiều trong các môi trường làm việc hay lao động. Kĩ năng cứng hay kĩ năng chuyên môn là những kiến thức và thực hành mang tính chất kĩ thuật, chuyên môn và nghiệp vụ nghề nghiệp. Đây có thể được hiểu là những kiến thức và hiểu biết của ứng viên về lĩnh vực nghề nghiệp hay công việc mà mình ứng tuyển.
Ví dụ, các ứng viên xin ứng tuyển vào các công ty xuất nhập khẩu thì cần phải hiểu và nắm được những kiến thức chuyên môn về xuất nhập khẩu. Hay những ứng viên ứng tuyển vào vị trí Giám đốc kinh doanh, thì cũng phải nắm được các nghiệp vụ về kinh doanh. Hay một số các ngành nghề khác như nhân viên thiết kế, nhân viên IT,… thì trong CV ngành dược, CV nhân viên kinh doanh, CV IT,... cũng phải thành thạo về các kĩ thuật sử dụng máy tính, phần mềm liên quan tới nghiệp vụ chuyên môn và công việc mà mình đảm nhận.
Những kiến thức và nghiệp vụ chuyên môn này đều được giảng dạy và đào tạo tại môi trường sư phạm, nhất là đại học. Tuy nhiên, khi bạn bắt đầu thực tập thì hầu hết các doanh nghiệp cũng sẽ chỉ dạy và đào tạo bạn thêm và giúp tiếp cận nhiều cái mới hơn và thực tế hơn.
Đặc biệt, nếu các bạn có nhu cầu viết phần kĩ năng trong CV tiếng Anh thì các bạn bắt buộc phải có kĩ năng và khả năng ngoại ngữ cơ bản.
Song song với các kĩ năng cứng thì các ứng viên cũng cần phải có cho mình và thành thạo những kĩ năng mềm. Đó là những kĩ năng thuộc về tính cách con người, không mang tính chuyên môn như các kĩ năng chuyên môn, và được đánh giá là khả năn hòa nhập, tương tác với xã hội, tập thể và cộng đồng.
Một số những kĩ năng mềm phổ biến và được nhà tuyển dụng quan tâm hàng đầu đó chính là kĩ năng giao tiếp, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng quản lí thời gian, kĩ năng lập kế hoạch, kĩ năng làm việc độc lập, kĩ năng lãnh đạo,…
Những kĩ năng mềm này các trường đại học vẫn sẽ có những tiết học đào tạo và giảng dạy cho bạn, thậm chí là những trung tâm kĩ năng mềm hiện nay được mở ra ở rất nhiều nơi dành cho những học viên có nhu cầu và quan tâm tới. Tuy nhiên, việc các bạn tự trau dồi kĩ năng mềm này phụ thuộc hoàn toàn vào bản thân bạn, có thể thông qua các hoạt động mang tính cộng đồng, những khóa học đào tạo kĩ năng mềm, những tình huống trong cuộc sống mà bạn trải qua,…
Bên cạnh những kĩ năng chuyên môn mà các ứng viên cần phải có để có được công việc mà mình mong muốn thì bạn cũng cần phải trau dồi cho bản thân mình những kĩ năng mềm vì đây chính là yếu tố cạnh tranh giữa bạn với rất nhiều các ứng viên khác đang nhắm tới một vị trí công việc giống như bạn vậy.
Để có thể có được một CV tiếng Anh chuyên nghiệp với mục kĩ năng được viết để đủ gây ấn tượng với nhà tuyển dụng không hề dễ dàng đâu nhé! Tiếng Anh hiện nay được sử dụng rất phổ biến và đây cũng chính là một trong những khó khăn của người Việt trong quá trình học tập và tiếp cận. Vấn đề lớn nhất của các bạn học ngoại ngữ chính là từ vựng. Vậy, dưới đây sẽ là một số các nhóm từ vựng về kĩ năng chuyên môn ở một số ngành nghề đang thịnh hành trên thị trường lao động và kĩ năng mềm.
Đối với ngành nghề nhân sự, các bạn cần biết một số nhóm từ vựng tiếng Anh chuyên môn về ngành HR (Human Resources) sau đây khi viết vào CV nhân sự:
Nhóm từ vựng về vị trí công việc: Internship (Thực tập sinh), HR manager (quản lý nhân sự), Arbitrator (trọng tài), Career employee (nhân viên biên chế), Daily worker (nhân viên thường nhật),…
Nhóm từ vựng về tiền lương: wage (lương tuần), salary (lương tháng), benefits (phúc lợi), Sick leaves (ngày nghỉ phép), Pay scale (mức lương), Pay leaders (người dẫn đầu lương), Pay roll/Pay sheet (Bảng lương), Pay-day (Ngày phát lương), Payment for time not worked (Trả lương trong thời gian không làm việc), Pay-slip (Phiếu lương),…
Nhóm từ vựng về tuyển dụng: hire (thuê), employee (ứng viên), employer (nhà tuyển dụng), employment (buổi tuyển dụng),…
Ở một lĩnh vực khác là ngân hàng, các ứng viên làm về chuyên ngành này cần phải nắm được những nhóm từ vựng sau:
Nhóm từ vựng về chứng khoán: Stock exchange (sàn giao dịch chứng khoán), Stock market (thị trường chứng khoán),..
Nhóm từ vựng về ngân hàng: ATM card (thẻ ATM), account (tài khoản), saving account (tài khoản tiết kiệm), Credit card (thẻ tín dụng),
Debit card (thẻ ghi nợ),…
Hay rất nhiều các ngành nghề khác như ngành nghề luật sư, nhân viên kinh doanh, nhân viên làm chuyên về lĩnh vực bất động sản, công an , bác sĩ,… đều cần phải trau dồi cho mình một lượng nhóm từ vựng tiếng Anh chuyên môn về ngành nghề đó để có thể viết thành thạo và đúng đắn được phần kĩ năng trong CV nộp cho nhà tuyển dụng. Những thông tin về từ vựng này các ứng viên của chúng tôi có thể tìm kiếm trên các trang mạng xã hội hay trong từ điển để cập nhật nghĩa dịch một cách chuẩn xác nhất nhé!
Bên cạnh những kĩ năng chuyên môn hay kĩ năng cứng thì chúng ta cũng cần phải lưu ý tới những kĩ năng mềm công sở với dịch nghĩa tiếng Anh được cập nhật mới nhất ở dưới đây:
Ngoài các kĩ năng trên, nhà tuyển dụng cũng quan tâm tới phẩm chất và thái độ làm việc của bạn dựa trên các yếu tố như: sự lạc quan, sự sáng tạo, sự tự tin, sự năng động, sự ham học hỏi,…
Trên đây là những kĩ năng mềm được nhà tuyển dụng quân tâm nhiều nhất cũng như đánh giá cao một ứng viên giỏi và tiềm năng để chọn lựa họ làm nhân viên chính thức đóng góp cho các hoạt động của doanh nghiệp. Những kĩ năng này, các bạn có thể trau dồi thông qua các hoạt động hay các trung tâm, tất cả tùy thuộc vào bản thân bạn. Tuy nhiên, ngoài những kĩ năng trên thì các ứng viên của chúng tôi cũng cần phải để ý tới thái độ làm việc của mình. Sự nhiệt tình, năng động, sáng tạo là những điều mà nhà tuyển dụng cần và cũng để tâm tới trong quá trình tuyển dụng và phỏng vấn. Vì vậy, để có được công việc mà mình mong muốn thì các ứng viên cần phải làm giàu được kinh nghiệm, năng lực và trình độ chuyên môn của mình, thành thạo những kĩ năng mềm cũng như tạo cho mình một thái độ làm việc chuyên nghiệp nhất có thể. Những kĩ năng trên không chỉ áp dụng trong công việc mà còn được vận dụng vào đời sống hằng ngày của mỗi chúng ta nên chúng rất quan trọng và các bạn cần có được.
Trên đây là thông tin về Cách viết kỹ năng trong CV tiếng Anh khéo léo thể hiện bản thân mà các ứng viên đang tìm kiếm công việc và xin ứng tuyển có thể tham khảo và áp dụng cho bản thân mình. Chúc các ứng viên của chúng tôi sẽ tìm kiếm được công việc mà mình mong muốn cũng như gặt hái được những cơ hội tốt đẹp từ đó. Cảm ơn các bạn đã dành sự quan tâm tới bài viết của chúng tôi!
Thông Báo
Bạn có tin nhắn mới từ :