-->
Ngày đăng: 29/05/2024
Để hoàn chỉnh tấm CV thì bất kỳ ứng viên nào cũng phải biết cách trình bày bố cục CV sao cho phù hợp với kinh nghiệm và năng lực của bản thân. Bài viết này cũng sẽ đưa ra những lưu ý và góp ý để các ứng viên tránh mắc những lỗi sai không đáng có trong CV, cùng theo dõi bài viết dưới đây để nắm bắt kỹ nhé.
CV (tên Tiếng Anh: Curriculum Vitae) là tên viết tắt có nghĩa là Sơ yếu lý lịch. CV là bản tóm lược “bộ mặt” của ứng viên bởi nó sẽ thể hiện toàn bộ thông tin về bản thân, kinh nghiệm, năng lực học vấn đến nhà tuyển dụng.
Bất cứ ai khi tìm việc làm thì đều phải nộp CV đến doanh nghiệp, để doanh nghiệp phê duyệt xem ứng viên thực sự có đủ khả năng, năng lực để đảm nhận vị trí đó hay không.
Thông thường, một CV hoàn chỉnh để xin việc sẽ cần đáp ứng đủ những mục thông tin như sau:
Trong mục thông tin cá nhân này, ứng viên cần trình bày đầy đủ các thông tin về bản thân như:
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ thường trú
Ngày tháng năm sinh
Bất kỳ một bản CV nào cũng đều có mục kinh nghiệm làm việc, bởi đây là yếu tố giúp nhà tuyển dụng xác nhận kỹ năng của bạn xem có phù hợp với công ty hay không.
Ứng viên cần liệt kê chi tiết các kinh nghiệm liên quan đến vị trí đang ứng tuyển, kinh nghiệm thường sắp xếp theo thứ tự từ quá khứ đến hiện tại. Lưu ý rằng các kinh nghiệm không hề liên quan đến vị trí ứng tuyển thì không cần viết vào CV.
Đề cập đến trình độ học vấn của bản thân giúp nhà tuyển dụng hiểu được trình độ bằng cấp của bạn ra sao? Năng lực tiếp thu học tập của bạn như thế nào?
Trong mục trình độ học vấn này, ứng viên hãy nêu rõ ngành học, trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp hoặc các khóa học ngắn hạn mà ứng viên đã từng theo học.
Bên cạnh những kiến thức và kỹ năng chuyên môn thì kỹ năng mềm là điều rất quan trọng. Ứng viên có thể cập nhật các kỹ năng mềm của bản thân (nếu có) như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lý đội nhóm, kỹ năng lãnh đạo, …
Chắc hẳn bất kỳ ai cũng có mục tiêu và định hướng nghề nghiệp cho riêng mình cho nên đừng ngần ngại bày tỏ mong muốn mục tiêu tương lai cho nhà tuyển dụng biết để họ xem bạn có phù hợp với vị trí ứng tuyển hay không.
Ngoài ra, việc bày tỏ mục tiêu nghề nghiệp cũng giúp bạn thể hiện với nhà tuyển dụng là người có chí hướng, có kiên định và muốn chinh phục mục tiêu rõ ràng.
Trong quãng thời gian từng là sinh viên hoặc có thể là sau khi tốt nghiệp, nếu bất kỳ ứng viên nào đã đạt các giải thưởng, chứng chỉ thì cần đưa vào CV để nhà tuyển dụng hiểu được năng lực của bạn.
Đối với nhóm kinh nghiệm làm việc thì đề xuất chia thành 3 nhóm bao gồm: ứng viên đã có kinh nghiệm, ứng viên trái ngành và ứng viên mới ra trường. Tuỳ thuộc với từng ứng viên mà cách xây dựng bố cục CV sẽ khác nhau.
Do đó, ứng viên cần xác định xem bản thân đang thuộc đối tượng nào để trình bày CV hợp lý. Lưu ý rằng, đối với những ứng viên đã có kinh nghiệm thì cần sắp xếp các kinh nghiệm theo thứ tự thời gian từ quá khứ đến hiện tại.
Thời gian kinh nghiệm cần ghi rõ Ngày tháng năm bắt đầu làm việc và Ngày tháng năm bắt đầu kết thúc công tác. Bên cạnh đó mỗi công việc đều mang lại cho ứng viên một sự phát triển nhất định, do đó các kinh nghiệm càng gần nhất sẽ càng cho thấy ứng viên đã có năng lực đến đâu.
Ứng viên chỉ nên điền các vị trí công việc liên quan đến vị trí ứng tuyển, bởi nếu kinh nghiệm làm việc không liên quan đến vị trí ứng tuyển sẽ trở nên vô nghĩa trong CV của bạn.
Cách trình bày bố cục CV dành cho các ứng viên đã có kinh nghiệm sẽ khác biệt ở chỗ nếu ứng viên có nhiều kinh nghiệm, hãy sắp xếp riêng với mục tóm tắt nghề nghiệp ở đầu CV.
Trong mục tóm tắt này, bạn cần nêu ra ngắn gọn nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ các thông tin về những kỹ năng và kinh nghiệm bạn đã tiếp thu được trong đơn vị đã từng công tác trước đó để nhà tuyển dụng có thể lướt qua và nắm bắt ngay lập tức. Từ đó họ sẽ phê duyệt, xem xét và đánh giá mức độ phù hợp của bạn với vị trí ứng tuyển.
Các phần còn lại trong CV hầu như sẽ tương tự với bố cục ở trên, tuy nhiên sẽ chỉ khác về mục kinh nghiệm làm việc cho nên các ứng viên đã có kinh nghiệm hãy lưu ý điểm này nhé.
Nếu là ứng viên xin việc trái ngành thì bạn cũng tương tự như những sinh viên mới ra trường bởi chưa có kinh nghiệm công việc trong vị trí ngành nghề đó, đây cũng là 1 cản trở của bạn.
Tuy nhiên, điểm mạnh của những ứng viên đến từ ngành khác là đã có kinh nghiệm làm việc, học hỏi các kỹ năng trong doanh nghiệp trước đó, và thích nghi nhanh với môi trường làm việc.
Do đó, để nhà tuyển dụng nhận biết được điểm lợi thế này thì ứng viên cần đưa thông tin này lên đầu CV, bên cạnh đó hãy thể hiện bản thân là người có định hướng nghề nghiệp rõ ràng, đừng quên trình bày để nhà tuyển dụng biết tại sao ứng viên lại muốn làm trái ngành hay nhảy việc từ doanh nghiệp này sang doanh nghiệp khác.
Dành cho ứng viên trái ngành thì họ sẽ cần chia kinh nghiệm làm việc: 1 là kinh nghiệm làm việc có liên quan đến vị trí ứng tuyển và 2 là kinh nghiệm khác đã từng làm. Nếu kinh nghiệm có liên quan mà ứng viên chưa có thì có thể đưa ra các kỹ năng công việc, khả năng thích ứng công việc tốt.
Phần lớn các sinh viên mới ra trường đều không có kinh nghiệm làm việc và gặp khó khăn trong việc tìm được công việc tốt như ý muốn.
Chính vì vậy, để bố cục CV của bạn nổi bật và gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, thì sinh viên cần chú trọng hơn đến thành tích học tập của bản thân trong suốt 4 năm tại giảng đường, bên cạnh đó hãy đề cập đến các chứng chỉ, các thành tích và giải thưởng (nếu có) để ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.
Sinh viên có thể liệt kê các hoạt động ngoại khoá đã từng tham gia, hoạt động tình nguyện, hoạt động câu lạc bộ trong giảng đường để thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy bạn là người năng động, kỹ năng mềm tốt để thích ứng nhanh với công việc.
Hãy trình bày CV của bạn theo như hướng dẫn ở trên để đảm bảo đúng bố cục, cách trình bày. Tuy nhiên, một CV hiệu quả không chỉ cần đầy đủ các thông tin mà còn phải súc tích, do đó hãy đi thẳng vào vấn đề, tránh lan man các vấn đề gây mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng.
Ứng viên cần trình bày CV theo một bố cục hợp lý về phông chữ, cỡ chữ, giãn cách dòng, tiêu đề CV rõ ràng khớp với vị trí ứng tuyển. Đối với các ứng viên đã có kinh nghiệm cần liệt kê kinh nghiệm theo trình tự thời gian từ quá khứ đến hiện tại.
Những thành tích, giải thưởng, điểm mạnh của ứng viên thì đừng ngần ngại đề cập ra để đảm bảo làm nổi bật được lợi thế của mình. Đây là cách để nhà tuyển dụng nhìn thấy điểm lợi thế của bạn nhanh nhất mà không cần phải tìm kiếm quá kỹ.
Lưu ý rằng, đối với những doanh nghiệp lớn thì số lượng CV được gửi về Email của doanh nghiệp chắc chắn rất nhiều. Do đó, họ chỉ xem lướt qua CV của từng ứng viên trong thời gian ngắn khoảng 5-7 giây, cho nên hãy lưu ý những điểm quan trọng lên đầu CV bạn nhé.
Trên đây là những thông tin chi tiết và chính xác cho các ứng viên trong việc hoàn thiện bố cục CV để tìm được công việc mơ ước cho bản thân. Hy vọng những thông tin hay những góp ý nhỏ này mang lại các kinh nghiệm bổ ích cho các bạn.
Thông Báo
Bạn có tin nhắn mới từ :