Kế toán 02

Dùng Mẫu Này

Kế toán 02

FREE
Kế toán 01

Dùng Mẫu Này

Kế toán 01

FREE
kế toán 09

Dùng Mẫu Này

kế toán 09

FREE

Theo như những thông tin được lưu truyền lại thì CV là cách viết tắt của Curriculum Vitae (sơ yếu lý lịch) tóm tắt về bản thân, quá trình học tập, kinh nghiệm cũng như kỹ năng làm việc có liên quan, giúp cho nhà tuyển dụng thấy được năng lực cũng như khả năng làm việc của bạn.

Viết CV xin việc ngành kế toán
Viết CV xin việc ngành kế toán

1. Một CV xin việc bao gồm:

- Thông tin cá nhân

- Mục tiêu nghề nghiệp

- Trình độ và bằng cấp

- Kinh nghiệm chuyên môn

- Kỹ năng công việc

- Các hoạt động ngoại khóa

- Thông tin bổ sung

- Xác nhận thông tin (nếu có)

Dưới đây là chi tiết của từng mục, giúp bạn có thể dễ dàng hơn trong việc viết CV ngành kế toán.

Một CV xin việc bao gồm những gì?
Một CV xin việc bao gồm những gì?

1.1. Về thông tin cá nhân

Nhà tuyển dụng bao giờ cũng muốn biết được người mình sắp chuẩn bị cho lên thớt là ai. Nên bạn hãy chú ý trong phần này nhé. Mục này bao gồm những thông tin sau:

- Họ và tên

- Ngày sinh

- Địa chỉ (chỗ ở hiện tại)

- Số điện thoại

- Email

Đừng quên vì đây là cách duy nhất nhà tuyển dụng có thể liên lạc với bạn đấy.

1.2. Mục tiêu nghề nghiệp

Hãy chia thành mục tiêu ngắn hạn và dài hạn để nhà tuyển dụng thấy được kế hoạch cũng như định hướng của mình trong tương lai.

1.3. Trình độ và bằng cấp

Bạn đã học ở đâu? Tốt nghiệp loại gì?

Với CV kế toán hay CV xin việc ngân hàng cũng như bất cứ ngành nghề nào bạn nên cụ thể hóa ngành mà mình đang muốn xin vào. Vì nó là mục để bạn có thể nói về chuyên môn, trình độ nghiệp vụ kế toán của mình. Hãy liệt kê trình độ theo thứ tự thời gian đảo gần nhất đến những thời gian trước đây nhé.

Ví dụ: năm 2019-2015: Bằng ACCA (the Association of Chartered Certified Accountants) Hiệp hội Kế toán công chứng Anh Quốc cấp

Năm 2014-2015: bằng CPA Úc

Hãy ưu tiên những chứng chỉ chuyên môn mà bản thân bạn đã đạt được. Nhưng hãy đảm bảo rằng thông tin này là chính xác ngay từ đầu.

1.4. Kinh nghiệm chuyên môn

- Với những bạn đã có kinh nghiệm từ trước, bao gồm những công việc làm thời sinh viên hay những công việc trái ngành thì bạn cũng nên liệt kê hết nhé. Nhớ là theo đúng thứ tự thời gian từ gần nhất đến lâu nhất. Hãy nêu cụ thể những công việc về chuyên môn kế toán mà bạn có. Ví dụ như kê khai thuế, hoạch toán, lập báo cáo tài chính,…

Với những bạn chưa có kinh nghiệm thì có thể bỏ qua phần này.

1.5. Kỹ năng trong công việc

Muốn thành công trong lĩnh vực này, bạn cần có những kỹ năng nhất định, từ những kỹ năng cơ bản đến chuyên môn. Ví dụ như kỹ năng phân tích, giải quyết các vấn đề logic, kỹ năng tin học văn phòng-kinh nghiệm các phần mềm có liên quan như Sage và excel, kỹ năng giao tiếp truyền đạt thông tin tới khách hàng và những người chưa có chuyên môn về tài chính.

1.6. Các hoạt động ngoại khóa

Mục này chỉ thực sự cần với các bạn sinh viên kế toán mới và sắp ra trường. Thông qua các hoạt động ngoại khóa, nhà tuyển dụng cũng có thể đánh giá sơ lược về khả năng tham gia các hoạt động, kỹ năng làm việc nhóm, giải quyết vấn đề,… vì vậy, nếu bạn năng động, tích cực trong các hoạt động thì hãy mạnh dạn viết vào nhé.

Các hoạt động như tham gia câu lạc bộ, tình nguyện, các phong trào đoàn trường, câu lạc bộ kế toán,…

Nếu có đạt được thành tích gì thì bạn hãy ghi hết vào đây nhé.

1.7. Thông tin bổ sung

Qua phần này, bạn có thể giới thiệu về bản thân mình, điểm mạnh điểm yếu trong CV hoặc những sở thích cá nhân…

Hãy kể ra những điểm mạnh mà mình có phù hợp với một kế toán viên như: Trung thực, cẩn thận, tỉ mỉ, hòa đồng, chịu được áp lực của công việc…

Thể hiện rõ mong muốn của mình được làm việc trong một môi trường như thế nào,…

1.8. Xác nhận lại những thông tin (nếu có)

Mục này sẽ dành cho các bạn có kinh nghiệm làm việc và đã chia sẻ ở mục trên. Các bạn cần ghi các thông tin như công ty, số điện thoại, mail,… người quản lý bạn ở những công việc trước. Có thể nhà tuyển dụng sẽ gọi điện và cần họ tham chiếu những thông tin mà bạn đã nêu trên để xác nhận những điều bạn nói là hoàn toàn chính xác. Ở bất kể một nơi nào cũng đều yêu cầu sự trung thực. Bởi như vậy thì bạn mới có thể có được sự tín nhiệm từ cấp trên. Đó sẽ là một lợi thế lớn cho con đường thăng tiến của bạn trong tương lai.

2. Những lỗi sai cần tránh khi viết CV kế toán

Những lỗi sai cần tránh khi viết CV kế toán
Những lỗi sai cần tránh khi viết CV kế toán

2.1. Lỗi chính tả

Nếu một bản CV mà tràn lan những lỗi chính tả, hay lỗi phông chữ khi viết CV online sẽ là một điểm trừ rất lớn trong mắt nhà tuyển dụng. Nó cho thấy sự cẩu thả, không có sự nhiệt huyết đối với công việc bạn muốn ứng tuyển. Điều đó cho thấy nếu có được nhận vào làm thì bạn cũng chỉ muốn qua loa đại khái cho xong chuyện rồi thôi. Đương nhiên là khi ấy hồ sơ của bạn sẽ nhanh chóng bị loại khỏi vòng sơ tuyển. Vì vậy hãy thật cẩn thận tỉ mỉ với từng câu chữ mà bạn viết.

2.2. Không viết kinh nghiệm công việc như mô tả công việc

Không một nhà tuyển dụng nào muốn đọc kinh nghiệm của ứng viên mà như đang đọc một bản mô tả công việc được. Vì như vậy có khác nào họ đi lại những mô tả mà họ đã viết để yêu cầu ứng viên thực hiện theo. Hãy chắt lọc từ ngữ, câu chữ hợp lý và thông minh, diễn đạt trau chuốt để không phạm phải lỗi này. Bạn sẽ có một mẫu CV kế toán ấn tượng với nhà tuyển dụng rồi đấy.

2.3. Trình bày dài dòng, lan man, không đúng trọng tâm

Trong CV kị nhất là lan man dài dòng, nội dung không đi đúng trọng tâm. Nếu như bạn đã từng làm rất nhiều công việc có nhiều kỹ năng khác nhau. Nhưng không nên liệt kê một cách tràn lan mà phải viết một cách có chọn lọc, theo thứ tự, từng phần. Như vậy không chỉ khiến cho CV thoáng hơn, dễ nhìn hơn mà còn làm cho người đọc bớt phải căng mắt tìm mục họ muốn.

2.4. Không nên đưa những quan điểm chủ quan của bản thân vào CV kế toán

Bởi dựa trên khách quan, người tuyển dụng vẫn chưa biết bạn thực sự là người như thế nào. Và bạn thì cũng vậy. Có thể bạn nghĩ nói ra những điều đó sẽ thể hiện sự trung thực của bạn. Nhưng không, nó chỉ càng làm bạn trở nên khó tính hơn trong mắt mọi người đấy. Cho nên, hãy thực sự cân nhắc nhé.

2.5. Không biết được định hướng của công việc mình sẽ làm là gì

Đặc biệt đối với sinh viên mới ra trường, gửi cả một núi CV xin việc nhưng không xác định rõ được công việc cụ thể mà mình muốn làm là gì. Thay vào đó, chọn cho mình những công việc thực sự ưa thích, tổng hợp lại, tìm kiếm công việc phù hợp nhất rồi gửi CV.

2.6. Không lựa chọn đúng mẫu CV

Sẽ thật ngớ ngẩn nếu như bạn chọn cho mình mẫu CV không phù hợp khi sử dụng CV chuyên nghiệp để nộp. Vì vậy, bạn nên chọn mẫu CV phù hợp với ngành kế toán. Bạn có thể tham khảo các mẫu CV đẹp trên website Tuyendung3s.com. Ở đó không chỉ có CV bằng tiếng Việt mà còn có cả mẫu CV kế toán có kinh nghiệm bằng tiếng Anh, CV tiếng Trung và tiếng Hàn, Nhật dành cho những bạn muốn xin việc tại các công ty nước ngoài. Chỉ cần vài thao tác đơn giản là bạn đã có thể tải CV xin việc kế toán với thiết kế đẹp mắt cho bản thân rồi.

2.7. Mục tiêu không cụ thể rõ ràng

Về việc không xác định mục tiêu rõ ràng sẽ khiến cho nhà tuyển dụng mơ hồ về phương hướng của bạn. Bạn không nên sử dụng cùng một mục tiêu cho nhiều công việc khác nhau. Bởi mỗi công việc đều có đặc thù riêng của nó. Hãy thực hiện mọi thứ rõ ràng ngay từ đầu. Mọi sự thành công đều phải đánh đổi bằng thời gian và công sức bạn nhé.

3. Những nguyên tắc để CV kế toán của bạn thành công

Những nguyên tắc để CV kế toán của bạn thành công
Những nguyên tắc để CV kế toán của bạn thành công

- Nội dung súc tích ngắn gọn trong 1 mặt giy A4

- Nên sử dụng giấy in màu sẽ giúp cho CV của bạn trở nên ấn tượng hơn

- Hãy chứng tỏ được tại sao nhà tuyển dụng nên chọn bạn

- Đọc thật kỹ và kiểm tra lỗi sai trước khi nhấn gửi đơn

- Đặt mình trong hoàn cảnh của người tuyển dụng để có cái nhìn sâu sắc nhất

- Dùng lời nói của chính bản thân mình, không copy những câu nói không có nội dung

Với bài viết trên, bạn cũng đã hiểu rõ hơn về cách viết CV nghề kế toán. Chúc bạn apply thành công và có một vị trí xứng đáng với năng lực của bản thân mình.

+ Xem thêm - Rút gọn