Tìm mẫu CV
Sắp xếp

Bạn đang bắt đầu hành trình mới trong sự nghiệp của mình và đang săn tìm cơ hội tỏa sáng trong ngành công nghệ thực phẩm nhưng chưa biết cách tạo CV công nghệ thực phẩm thế nào cho có điểm nhấn? Hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây của tuyendung3s để nắm bắt bí quyết tạo CV công nghệ thực phẩm đẹp, chuẩn chỉnh chinh phục trái tim nhà tuyển dụng nhé.

1. CV công nghệ thực phẩm - Vai trò then chốt trong quá trình chinh phục sự nghiệp

Công nghệ thực phẩm là ngành được xếp thứ 2 trong trong 3 nhóm ngành có nhu cầu tuyển dụng nhân lực dẫn đầu giai đoạn 2015-2025. Đây chính là tin vui cho tất cả các cả những ai đã và đang theo đuổi công nghệ thực phẩm. Tuy nhiên để có thể tiến xa hơn trong sự nghiệp, bên cạnh những thông tin học vấn quan trọng, kỹ năng chuyên môn được đào tạo và rèn luyện qua thời gian, bạn cần đến một tài liệu PR bản thân - giúp nhà tuyển dụng nhận ra, bạn thực sự nổi bật hơn ứng viên khác.

Vai trò của CV công nghệ thực phẩm
Vai trò của CV công nghệ thực phẩm

Đó là lý do vì sao, bạn cần đến một bản CV công nghệ thực phẩm. Không đơn giản là yêu cầu đầu vào của 99% các doanh nghiệp tuyển dụng ngành này - tài liệu mà các ứng viên phải chuẩn bị trước mỗi lần tìm việc, CV công nghệ thực phẩm đẹp về ngoại hình, mạch lạc về nội dung đích thị là chiến lược tiếp thị bản thân ứng viên, mang đến nhà tuyển dụng cái nhìn đầy đủ về ứng viên họ đang tuyển dụng có thế mạnh gì, có thực sự phù hợp với vị trí, văn hóa công ty hay không.

Về phía ứng viên, CV công nghệ thực phẩm được xây dựng chuẩn chỉnh giúp họ trở nên nổi bật hơn trong thị trường việc làm cạnh tranh này. Dù bạn là tân binh, mới tốt nghiệp ngành công nghệ thực phẩm hay một kỹ sư thực phẩm, QA thực phẩm lâu năm muốn chinh phục mức lương tốt hơn, quyền lợi, mức đãi ngộ tốt hơn, CV công nghệ thực phẩm đều là tài liệu quan trong với bạn trong lúc này. Nếu vẫn chưa rõ về bố cục và tạo CV công nghệ thực phẩm thế nào để “hớp hồn" nhà tuyển dụng, thì đừng bỏ qua nội dung được tuyendung3s chia sẻ ngay dưới đây nhé.

2. Hướng dẫn chi tiết cách viết CV công nghệ thực phẩm

2.1. Bố cục CV công nghệ thực phẩm bạn cần nắm được

Hướng dẫn chi tiết cách viết CV công nghệ thực phẩm
Hướng dẫn chi tiết cách viết CV công nghệ thực phẩm

Bắt tay vào viết CV công nghệ thực phẩm lần đầu tiên, chắc chắn bạn sẽ không khỏi nghi vấn về bố cục của nó. Thực ra, với ngành ngành công nghệ thực phẩm nói riêng, không có một quy chuẩn nào để định danh một bố cục CV công nghệ thực phẩm hoàn hảo. Bởi lẽ, nó phụ thuộc vào hàm lượng thông tin mà người viết có, để tạo nên sự ấn tượng. Ví dụ, khi bạn đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực này, kỹ năng, kinh nghiệm có thể là thế mạnh cần thiết đưa vào CV, tuy nhiên với một ứng viên mới ra trường, đây sẽ là điểm yếu “chết người"cần khỏa lấp và cần được làm nổi bật bởi các thành tố khác. Do đó, trong bài viết này, tuyendung3s sẽ chỉ đề cập đến một bố cục tổng quát mà phần lớn các nhà tuyển dụng ngành công nghệ thực phẩm quan tâm. Căn cứ vào thực tế của bản thân, mà ứng viên có thể thêm hoặc bớt đi những trường không cần thiết để tạo ra điểm nhấn.Về căn bản, bố cục bản CV công nghệ thực phẩm ấn tượng sẽ bao gồm: Thông tin cá nhân, mục tiêu nghề nghiệp, kỹ năng, trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, chứng chỉ. Bên cạnh đó, sự quyến rũ của CV còn có thể đến từ các nội dung khác như hoạt động tham gia, sở thích, dự án, thông tin thêm, người tham chiếu. Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết xem từng nội dung nhỏ sẽ được triển khai như thế nào nhé. 

2.2. Thông tin chi tiết cần trình bày CV công nghệ thực phẩm

-Thông tin cá nhân trong CV công nghệ thực phẩm

Thông tin cá nhân là nội dung mào đầu bạn cần viết trong CV công nghệ thực phẩm, tất cả các CV ngành khác đều bắt buộc có nội dung này. Đơn giản là vì, đây là thông tin giúp nhà tuyển dụng nắm bắt thông tin sơ đẳng về ứng viên phục vụ quá trình liên hệ để gửi kết quả sàng lọc CV. Tất cả sẽ được trình bày một cách ngắn gọn, dễ nhìn, tốt nhất là theo các gạch đầu dòng. Quá trình nhận hồ sơ và sàng lọc CV nghiêm túc sẽ nói KHÔNG với những thông tin cá nhân chứa teencode, các dãy số vô nghĩa hay sai chính tả. Mặc dù, có thể bạn là người yêu chuộng chủ nghĩa cá nhân đi chăng nữa, thì việc thể hiện này không có mang lại điều gì. Do đó, hãy chuẩn bị những thông tin cá nhân thật chuẩn mực để điền vào CV nhé.

Thông tin chi tiết cần trình bày CV công nghệ thực phẩm
Thông tin chi tiết cần trình bày CV công nghệ thực phẩm

- Mục tiêu nghề nghiệp

Bạn là người nhiệt huyết, một ứng cử viên hết lòng vì công việc và sẵn lòng đồng hành cùng với doanh nghiệp của họ trên chặng đường phát triển.Tất cả những điều này sẽ được nhà tuyển dụng nhìn thấy nếu như bạn trình bày nội dung mục tiêu nghề nghiệp chuẩn. Vậy mục tiêu nghề nghiệp là gì? Hiểu đơn giản, mục tiêu nghề nghiệp chính là mong muốn, kế hoạch, định hướng dài hạn và ngắn hạn của bản thân trong quá trình làm việc ở vị trí công nghệ thực phẩm. Nó cũng có thể được hiểu tương tự như mục tóm tắt (summary trong bản CV công nghệ thực phẩm tiếng Anh). Thường thì, mục tiêu ngắn hạn trong CV công nghệ thực phẩm sẽ được thể hiện ở một số điểm như: Tích cực làm quen, hòa nhập với môi trường mới, hoàn thành thật tốt các nhiệm vụ được cấp trên giao, phấn đấu trong khoảng 2-3 sẽ gặt hái được một vị trí cao hơn ví dụ như kỹ sư QA chuyên nghiệp, một chuyên viên tư vấn thực phẩm lành nghề, Trưởng bộ phận kiểm định...Còn với mục tiêu dài hạn thường thiên về quá trình đồng hành cùng sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp.

-Học vấn

Tất cả vị trí (trừ các công việc lao động phổ thông) đều cần đến học vấn và ngành có liên quan mật thiết đến các tiêu chuẩn chất lượng, đời sống, sức khỏe con người dựa trên sự ứng dụng công nghệ cao như công nghệ thực phẩm lại yêu cầu về trình độ của ứng viên quan trọng hơn bao giờ hết. Nhưng điều đó, không có nghĩa là chúng ta nên trình bày toàn bộ các thông tin trong suốt quá trình học tập, sinh hoạt trên giảng đường đại học vào trong CV của mình. Điều đó sẽ là một sai lầm, khiến cho bản CV công nghệ thực phẩm của bạn bị dài dòng. Nhà tuyển dụng chỉ quan tâm đến những thông tin đúc kết, do đó hãy chỉ đưa vào các thông tin then chốt phản ánh được trình độ của bạn qua: Tên trường đại học/Cao đẳng từng theo học, thời gian, Chuyên ngành liên quan trực tiếp đến công nghệ thực phẩm, xếp loại, và GPA nếu có điểm tốt thôi nhé.

- Kinh nghiệm

Kinh nghiệm trong CV công nghệ thực phẩm
Thông tin chi tiết  về kinh nghiệm cần trình bày CV công nghệ thực phẩm

Song song với trình độ học vấn, nhà tuyển dụng ngành công nghệ thực phẩm sẽ rất quan tâm đến kinh nghiệm của ứng viên đó như thế nào. Thông qua số năm cống hiến tại đơn vị thực phẩm khác giúp ứng viên tích lũy, trau dồi, mài dũa chuyên môn cần thiết để ứng dụng ngay cho công nghệ và tạo ra kết quả thay vì phải trải qua quá trình đào tạo. Với mục kinh nghiệm này, tương tự như học vấn, các kỹ sư công nghệ thực phẩm, kiểm định chất lượng tương lai, cần đưa vào những thông tin chắt lọc bao gồm: Tên công ty, thời gian từng làm việc ở đây, vị trí công nghệ và mô tả chi tiết. Bạn có thể tham khảo ví dụ sau đây:

-Công ty Thực phẩm Chinsu Food (tháng 8/2021-10/2023)
Vị trí: kỹ sư thực phẩm

Mô tả công việc từng làm: +Kiểm tra đánh giá chất lượng thực phẩm trong quá trình chế biến (Sản phẩm rau củ, nước sốt)

+Phát triển sản phẩm mới

+ Lên ý tưởng, thiết kế công cụ tối ưu hóa quá trình vận hành (...)

Dĩ nhiên, những kinh nghiệm tích lũy trong quá trình làm việc này cần phải liên quan trực tiếp đến nội dung mô tả cho vị trí bạn ứng tuyển ngành thực phẩm. Còn nếu như bạn mới ra trường hoặc chưa có kinh nghiệm trong vị trí này, những dự án nghiên cứu hay quá trình thực tập tại các doanh nghiệp khi còn là sinh viên sẽ giúp bạn khỏa lấp chỗ trống.

-Kỹ năng

Cùng với mục tiêu nghề nghiệp, học vấn, kinh nghiệm trong CV công nghệ thực phẩm, bạn cần đến kỹ năng để tỏa sáng. Trong đó, vai trò của kỹ năng cứng và kỹ năng mềm như nhau. Trong mục kỹ năng, để trở nên nổi bật, đầu tiên, ứng viên cần tuân thủ theo tiêu chí chất lượng hơn số lượng - những kỹ năng bạn trình bày phải đặc biệt liên quan đến ngành công nghệ thực phẩm và hỗ trợ trực tiếp cho quá trình làm việc. Một số kỹ năng bạn cần trình bày trong nội dung này bao gồm:  + Tư duy nhạy bén, khả năng phân tích và tính toán tốt, khả năng sáng tạo, khả năng làm việc độc lập,...  

- Các thông tin khác

Bên cạnh những nội dung trên đây, để làm nổi bật bản CV của bạn trong trường hợp không có bệ đỡ kinh nghiệm tốt, đừng quên đưa vào CV những thông tin khác bao gồm: Dự án tham gia, hoạt động và sở thích. Dĩ nhiên, với những CV công nghệ thực phẩm dành cho “tân binh" đây sẽ là những thông tin chủ lực để giúp bạn tỏa sáng. Tuy nhiên để thực sự tạo được thiện cảm hãy tập trung vào độ liên quan đến vị trí công việc, cùng với đó là sự ngắn gọn. Với dự án và hoạt động hãy tập trung vào tên của dự án, vai trò của bạn trong hoạt động dự án và kết quả, thời gian thực hiện. Còn với sở thích, lưu ý trình bày những sở thích mang tính tích cực nhé.

3. Một số lưu ý quan trọng khi tạo CV công nghệ thực phẩm

Bên cạnh những hướng dẫn chi tiết trên đây, bạn cần bỏ túi một vài lưu ý nho nhỏ để chiếc CV công nghệ thực phẩm của bạn trở nên hoàn hảo. Đầu tiên, đó là dung lượng. Như đã nhấn mạnh trong bài viết rất nhiều lần, ngắn gọn chính là từ khóa của CV công nghệ thực phẩm. Bởi trên thực tế, nhà tuyển dụng không có nhiều thời gian để đọc cả CV của bạn mà chỉ dành tối đa khoảng 30 giây để khai thác những thông tin điểm. Vậy nên, bản CV dài khoảng 1-1,5 tối đa là 2 trang là hợp lý. Để ngắn gọn được, bạn cần đến sự tinh gọt các thông tin, tránh rườm, thừa thãi sẽ rất dễ dàng bị mất điểm.

Một số lưu ý trong quá trình chọn mẫu và viết CV xin việc công nghệ thực phẩm
Lưu ý khi chọn mẫu và viết nội dung trong CV công nghệ thực phẩm

Thứ hai, đó chính là chính tả. Để một mẫu CV lọt vào mắt xanh của nhà tuyển dụng, ngoài thông tin trọng tâm, chính tả sẽ cần được lưu ý đặc biệt. Song song với các mã teencode (ngôn ngữ không chính thức) chính tả sai sẽ chính là hạt sạn trong CV làm cho nhà tuyển dụng cảm thấy rằng, bạn không thực sự thiện chí ứng tuyển, hay nghiêm trọng hơn là lưu lại ấn tượng về bạn trong họ là con người thiếu cẩn thận, cẩu thả - điều tối kỵ của ngành công nghệ thực phẩm - tất cả các thao tác đều liên quan đến sức khỏe, tính mạng con người.

Bên cạnh nội dung, “ngoại hình CV" cũng cần các ứng cử viên của ngành công nghệ thực phẩm quan tâm tới. Để tạo được ấn  tượng tốt với nhà tuyển dụng, một chiếc CV đẹp, chuyên nghiệp với đủ các phong cách từ đơn giản, hiện đại, đến chuyên nghiệp, công nghệ,...sẽ là lựa chọn không thể bỏ qua. Đừng quên truy cập ngay tuyendung3s.com để cập nhất những mẫu CV công nghệ thực phẩm xịn sò nhất ngay nhé.

Hy vọng rằng bài viết trên đây hướng dẫn về cách tạo CV xin việc công nghệ thực phẩm sẽ thực sự hữu ích và giúp bạn gặt hái được thành công trên hành trình săn vị trí công việc công nghệ thực phẩm như ý nhé.