MẪU THƯ THEO NGÀNH NGHỀ tuyendung3s.com

Kế Toán 03

Dùng Mẫu Này

Kế Toán 03

FREE
IT 07

Dùng Mẫu Này

IT 07

FREE
IT 06

Dùng Mẫu Này

IT 06

FREE
IT 04

Dùng Mẫu Này

IT 04

FREE
IT 03

Dùng Mẫu Này

IT 03

FREE
IT 02

Dùng Mẫu Này

IT 02

FREE
Bất Động Sản 07

Dùng Mẫu Này

Bất Động Sản 07

FREE
Bất Động Sản 06

Dùng Mẫu Này

Bất Động Sản 06

FREE
Bất Động Sản 05

Dùng Mẫu Này

Bất Động Sản 05

FREE
Bất Động Sản 03

Dùng Mẫu Này

Bất Động Sản 03

FREE
Bất Động Sản 02

Dùng Mẫu Này

Bất Động Sản 02

FREE
Bất Động Sản 01

Dùng Mẫu Này

Bất Động Sản 01

FREE

Một lá thư xin việc hấp dẫn sẽ làm nổi bật giá trị của một ứng viên chuyên nghiệp và hoàn hảo. Thư xin việc có thể thể hiện cá tính độc đáo của bạn, nói lên lý tưởng của bạn và gây ấn tượng với các nhà tuyển dụng. Dường như, thư xin việc là một “thủ tục” bạn không thể bỏ qua trong quá trình ứng tuyển. Dưới đây là những chia sẻ của tuyendung3s.com về cách viết thư xin việc tuyệt vời để sở hữu công việc mơ ước!

1. Thư xin việc là gì?

khái niệm

Bạn có cần viết một lá thư xin việc để gửi đến nhà tuyển dụng hay không? Câu trả lời trong mọi trường hợp đa phần là có. Thư xin việc của bạn có thể tạo ra sự khác biệt giữa việc nhận bạn có được một cuộc phỏng vấn sắp tới hay hồ sơ xin việc của bạn sẽ bị nhà tuyển dụng bỏ qua. Vì vậy, sẽ rất cần thiết khi một ứng viên dành thời gian để viết một mẫu thư xin việc chuyên nghiệp và ấn tượng.

Tại sao gọi là thư xin việc? Còn được gọi với những tên gọi khác, như thư ứng tuyển, thư ngỏ xin việc, thư tìm việc, thư bày tỏ nguyện vọng xin việc,... Đó là một mẫu tài liệu được gửi cùng với CV xin việc của bạn để cung cấp thêm những thông tin mấu chốt về kinh nghiệm, kỹ năng hay một số thành tựu đạt được. Nói một cách ngắn gọn, thư xin việc là một tài liệu ngắn gọn giới thiệu kinh nghiệm làm việc, các kỹ năng chuyên nghiệp và một số thông tin ngoài lề khác chưa được đề cập trong CV xin việc hay Đơn xin việc. Nhà tuyển dụng sử dụng thư xin việc, kết hợp với CV xin việc để làm yếu tố sàng lọc ứng viên.

2. Sử dụng thư xin việc để làm gì?

mục đích

Trước khi bắt tay vào viết một mẫu thư ứng tuyển, bạn nên hiểu rõ bản chất về mục đích của tài liệu này. Bức thư sẽ cung cấp thông tin chi tiết về lý do tại sao bạn đủ điều kiện cho công việc mà bạn đang ứng tuyển. Đừng chỉ đơn giản lặp lại những gì có trong CV xin việc của bạn, thay vào đó, hãy bao gồm các thông tin cụ thể về lý do tại sao bạn phù hợp với yêu cầu công việc của nhà tuyển dụng. Hãy nghĩ về thư xin việc của bạn như một lời "chào hàng" tiếp thị thông tin của bạn và giúp bạn có được một cuộc phỏng vấn.

Nói một cách đơn giản, thư xin việc của bạn là cách dễ dàng và hiệu quả nhất để giúp bạn nổi bật giữa đám đông. Nhà tuyển dụng sẽ tìm hiểu thêm về bạn, tính cách, những gì bạn thực sự muốn từ công việc và hiểu rõ hơn về lý do tại sao bạn nộp đơn ứng tuyển. Và vì CV xin việc của bạn được cho là ngắn gọn hơn cả, nên thư xin việc chính là cách hoàn hảo để xây dựng những thành tích của bạn.

3. Những nguyên tắc trước khi viết thư xin việc

Sử dụng một mẫu thư ứng tuyển khác nhau cho mỗi loại công việc mà bạn ứng tuyển. Thư xin việc của bạn cần cho thấy rằng bạn biết những gì về công việc đó và bạn có những gì mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm. Để làm được điều này, hãy cụ thể hóa về các kinh nghiệm, phẩm chất và những giá trị liên quan mà bạn có. Ứng viên cũng cần chỉ ra cách họ phù hợp với yêu cầu công việc và của tổ chức tuyển dụng. Dưới đây là ba nguyên tắc đơn giản để làm cho thư xin việc của bạn càng cụ thể càng tốt.

3.1. Tìm hiểu cá nhân có thể là người trực tiếp nhận thư của bạn

người nhận thư

Sẽ thật buồn khi thư ngỏ xin việc của bạn được gửi đi nhưng không được ai quan tâm. Vì vậy, hãy cố gắng tìm hiểu tên đích danh của người sẽ đọc lá thư của bạn. Điều này có thể khá khó khăn, tuy nhiên sự nỗ lực sẽ trở nên đáng giá hơn bao giờ hết. Nếu bạn tìm thấy công việc trong một quảng cáo, hay một tin tuyển dụng tương đối đầy đủ, chẳng hạn như trên tuyendung3s.com. Bạn có thể sẽ được thấy tên của cá nhân người chịu trách nhiệm tuyển dụng của công ty. Nếu không, hãy liên hệ với nhà tuyển dụng hoặc trung gian cung cấp tin tuyển dụng để hỏi xem ai sẽ nhận thư xin việc của ứng viên.

Nếu bạn đã tìm ra tên của người đó, đừng vội vàng sử dụng đầy đủ tên của họ. Hãy chỉ sử dụng phần tên, kèm theo đại từ xưng hô phía trước để thể hiện được tính tôn trọng và lịch sự. Chẳng hạn như nếu người nhận thư tên Phan Hoàng Linh, hãy gọi họ là “Chị/Bà: Hoàng Linh” (Hoặc Ms. Linh).

3.2. Tìm hiểu thêm về công việc của bạn

Khi đã tìm ra ai đó nhận thư xin việc của bạn, một công việc nữa bạn cần làm đó chính là xác nhận và đối chiếu những thông tin về công việc. Vì khi viết CV xin việc, hẳn bạn đã được tiếp cận với những thông tin này, tuy nhiên để thư xin việc có thể nhắc đến chúng một cách chính xác, mà không bị sai lệch so với CV xin việc. Bạn có thể xác nhận và kiểm tra bằng nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như trực tiếp liên hệ với người nhận thư để hỏi về thông tin công việc nhé.

3.3. Tìm hiểu thêm về công ty ứng tuyển

công ty ứng tuyển

Tìm hiểu thêm về công ty ứng tuyển để bạn có thể điều chỉnh thư xin việc của mình theo đúng như công việc bạn đang cần tìm. Dưới đây là một số gợi ý:

+ Nếu bạn đã biết tên của công ty, hãy tìm kiếm những thông tin trực tuyến.

+ Nếu công ty đó có một trang web, hãy truy cập trang web đó (đặc biệt là phần “Giới thiệu về chúng tôi”).

+ Nếu tên công ty không có trong tin tuyển dụng bạn từng tiếp cận, hãy gọi có bên thứ ba cung cấp hoặc gọi cho các đơn vị phụ trách tuyển dụng để hỏi ai là nhà tuyển dụng công việc này.

4. Cấu trúc thư xin việc cơ bản cần có

Form thư xin việc hay cấu trúc thư xin việc cơ bản cần có những nội dung gì? Không có một công thức cụ thể cho cấu trúc này, tuy nhiên trên thực tế, xét về mặt quy chuẩn của một lá thư bình thường (bất kể là lá thư nói về chủ đề gì), nó thường được chia thành các phần như sau:

+ Thứ nhất, là phần tiêu đề và thông tin người gửi, người nhận.

+ Thứ hai, là phần mở bài

+ Thứ ba, là phần thân bài

+ Thứ tư, là phần kết bài

+ Thứ năm, là phần chữ ký của người gửi và câu chào.

cấu trúc

Một mẫu thư xin việc cũng có cấu trúc tương tự như thế, nhưng cụ thể hơn, nó bao gồm những nội dung chủ yếu bên trong như sau:

+ Tiêu đề thư

+ Thông tin cá nhân của bạn (ví dụ: tên, địa chỉ, số điện thoại)

+ Tên người đại diện nhà tuyển dụng nhận thư

+ Nơi bạn đã tìm thấy thông tin về vị trí tuyển dụng

+ Tại sao bạn phù hợp với công việc?

+ Bạn có thể làm những gì cho công ty?

+ Kết thúc bao gồm lời cảm ơn tới nhà tuyển dụng đã dành thời gian để xem xét lá thư này của bạn.

5. Cách viết thư ngỏ xin việc theo cấu trúc chuẩn nhất

Một mẫu thư xin việc nên làm nhiệm vụ bổ sung, không nên trùng lặp hay sao chép những nội dung đã có trong CV xin việc của ứng viên. Mục đích của nó là để giải thích CV xin việc thực tế như thế nào và định hướng những gì bạn mong muốn. Vì vậy, hãy đảm bảo về việc bạn đã nằm lòng được sự khác biệt giữa thư xin việc và CV xin việc để đảm bảo bạn bắt đầu cách viết thư xin việc chính xác nhất. Dưới đây là một số hướng dẫn cụ thể của tuyendung3s.com về cách veiets thư bày tỏ nguyện vọng xin việc của bạn:

5.1. Tiêu đề thư xin việc - Thông tin và lời chào

tiêu đề

Một mẫu thư xin việc nên bắt đầu bằng cả thông tin liên hệ của bạn và nhà tuyển dụng (bao gồm tên gọi, địa chỉ, SĐT và email) kèm theo thông tin về thời điểm mà bạn đã viết thư.

Bắt đầu lời chào của bạn với bên tuyển dụng bằng các đại từ xưng hô: Ông/Bà, Anh/Chị. Tuy nhiên nếu không thể biết giới tính của họ là nam hay nữ, hãy chỉ bao gồm tên riêng của họ trong phần nội dung này nhé.

5.2. Đoạn mở đầu thư xin việc

Bắt đầu phần giới thiệu của bạn bằng cách nêu rõ công việc bạn đang ứng tuyển. Giải thích nơi bạn đã tiếp cận được với thông tin tuyển dụng công việc, chẳng hạn như bạn được giới thiệu công việc này từ đâu? Từ người thân, bạn bè, hay đọc được nó ở website của nhà tuyển dụng, website của tuyendung3s.com hay trên mạng xã hội,.... Đặc biệt nếu bạn đã biết đến công việc này qua một liên hệ từ công ty, chẳng hạn như nhân viên trong công ty,....

Ở phần này, hãy đề cập về các kỹ năng và kinh nghiệm của bạn một cách ngắn gọn để chứng minh sự phù hợp với công ty hoặc vị trí đang ứng tuyển. Điều này sẽ cung cấp cho nhà tuyển dụng một “bản xem trước” của những phần nội dung còn lại của thư xin việc. Mục tiêu của ứng viên trong phần giới thiệu hay mở bài của thư xin việc là gì? Đó chính là làm cho sự chú ý của người đọc tập trung vào thư của bạn.

Bạn có thể mở đầu bằng một sự quan tâm trực tiếp, chẳng hạn như: “Tôi quan tâm đến vị trí điều phối viên tại công ty ABC”. Hay gián tiếp bằng cách “Tôi đã thấy được tin tuyển dụng của Công ty ABC qua website tuyển dụng tuyendung3s.com và tôi rất quan tâm đến vị trí điều phối viên, vì tôi có đủ những gì cần có phù hợp với công việc này”.

Hoặc khi bạn không chắc chắn nên làm thế nào để bắt đầu, hãy xem xét để tham khảo nội dung của những mẫu thư xin việc mẫu trên các nguồn khác nhau. Bạn có thể sử dụng những thông tin này như là một hướng dẫn, nhưng hãy chắc chắn điều chỉnh phần giới thiệu về hoàn cảnh cá nhân của bạn và công việc bạn đang ứng tuyển nhé. Bạn càng xây dựng thư xin việc của mình càng chặt chẽ, để cho thấy rằng bạn phù hợp với yêu cầu công việc, bạn càng có nhiều cơ hội được chọn cho một cuộc phỏng vấn.

Một ví dụ về câu mở đầu như sau: “Tôi rất quan tâm đến vị trí chuyên viên tài chính của Công ty ABC. Gần đây tôi đã tốt nghiệp Đại học XYZ và các khóa học về đầu tư, tài chính, kinh doanh tôi đã tham gia sẽ trang bị cho tôi một cơ sở vững chắc mà tôi dự định xây dựng sự nghiệp của mình”.

5.3. Đoạn thân bài thư xin việc

thân bài

Phần thân của thư xin việc của bạn nên bao gồm một lời giải thích về lý do tại sao bạn quan tâm và đủ điều kiện cho công việc mà bạn đang ứng tuyển. Những đoạn văn thuyết phục này nhằm thuyết phục người đọc rằng bạn là người hoàn hảo cho vị trí này.

Giải thích và chứng minh điều gì làm bạn quan tâm đến công việc này. Quan trọng hơn nữa, nói lên lý do gì khiến bạn nhận ra mình là ứng viên phù hợp nhất cho vị trí tuyển dụng. Chỉ trong vòng 1 đến 2 đoạn, đề cập đến chuyên môn bằng cách liệt kê các bằng cấp của bạn. Đừng sai lầm khi sao chép nguyên toàn bộ nội dung đã đề cập ở một mẫu CV xin việc vào thư xin việc. Nhà tuyển dụng mong chờ những ví dụ cụ thể cho thấy bạn là một ứng viên tài năng. 

Hành động luôn có sức nặng hơn những lời nói suông. Vì thế, đừng chỉ cung cấp cho nhà tuyển dụng những thông tin sáo rỗng (chẳng hạn như tôi có kỹ năng giao tiếp tốt, có kỹ năng làm việc nhóm hoàn hảo hay sự cẩn thận và chăm chỉ đến từng chi tiết). Thay vào đó, hãy chứng minh các kỹ năng và giá trị của bạn bằng chính những thông số cụ thể, chi tiết và rõ ràng.

5.4. Đoạn kết bài thư xin việc

Trong phần kết thúc của thư xin việc, hãy trình bày lại cách các kỹ năng của bạn làm cho bạn phù hợp với công ty và vị trí công việc ứng tuyển. Bạn cũng có thể thảo luận về lý do tại sao bạn muốn làm việc ở công ty cụ thể đó. Hãy để cập đến mong muốn của bạn về một cơ hội phỏng vấn hoặc trao đổi về cơ hội việc làm. Cuối cùng là lời cảm ơn đến nhà tuyển dụng vì đã dành thời gian quý giá của họ để đọc những mong muốn của bạn trong lá thư này nhé.

Thêm chữ ký của bạn ở phần cuối cùng của thư xin việc, bao gồm chữ ký (hoặc tên phần tên và tên họ đầy đủ của bạn ở phần tiếp theo).

6. Hướng dẫn viết thư xin việc hay và ấn tượng nhất

Một công thức viết thư xin việc chung chung không thể giúp bạn áp dụng thành công. Chính vì vậy, hãy tham khảo một số nội dung quan trọng cần đưa vào thư xin việc của bạn được gợi ý dưới đây:

6.1. Giải thích cách bạn có thể giải quyết các vấn đề của công ty

giải thích

Bạn cần giải quyết những nhu cầu cụ thể của công ty và cách bạn sẽ giúp công ty đạt được mục tiêu của mình. Cho dù mục tiêu của họ là tăng doanh số, nâng cấp hiệu quả sản xuất, hay quản lý nhân sự,... hoặc bất cứ nhu cầu nào khác. Bạn cần hiểu rõ sâu sa lý do mà nhà tuyển dụng tuyển dụng vị trí làm việc này.

Bạn có thể khám phá được điều này từ nội dung trong tin tuyển dụng. Bằng cách giải quyết chúng, bạn sẽ chứng minh được nhiều giá trị bản thân với nhà tuyển dụng đấy.

6.2. Kinh nghiệm làm việc đi đôi với thành tích cụ thể

Tiếp theo, đã đến lúc nên tranh luận một cách thuyết phục rằng vì sao bạn là người phù hợp để thực hiện công việc này chứ không phải là ai khác? Nhà tuyển dụng sẽ lùng sục thư xin việc của bạn để tìm bằng chứng mà bạn có thể thực hiện như những gì đã cam kết. Sử dụng kinh nghiệm việc làm và những thành tích đi kèm với nó, đặc biệt là công việc gần đây nhất để chứng minh rằng bạn có kỹ năng hoàn thành công việc. Bạn có thể bao gồm bất kỳ bằng chứng nào sau đây trong thư xin việc của bạn:

+ Thành tích chuyên nghiệp: Bạn đã vượt quá chỉ tiêu về sản xuất, bán hàng, doanh thu, lợi nhuận, sự hài lòng của khách hàng hay bất kỳ mục tiêu kinh doanh nào khác chưa?

+ Lời khen chuyên nghiệp: Bạn đã nhận được lời khen từ quản lý, giám đốc hay đơn giản là đồng nghiệp cho công việc của bạn hay chưa?

+ Giải thưởng chuyên nghiệp: Bạn đã nhận được giải thưởng, như “nhân viên của tháng”, “người đạt kỷ lục doanh số”,... cho công việc của bạn hay chưa? Chẳng hạn như: “Nhiệm vụ tại công ty trước đây của tôi bao gồm thực hiện 60 cuộc gọi mỗi ngày cho các doanh nghiệp và cá nhân để thu hút doanh số bán hàng hóa và dịch vụ. Trong nhiệm kỳ của mình, tôi đã thực hiện một chiến lược di động mới, giảm 90% chi phí đào tạo và tăng tỷ lệ đóng 10% cho doanh số điện thoại trong vòng 3 tháng.”

6.3. Nếu ít kinh nghiệm, hãy tập trung và kỹ năng và thành tích học tập

tập trung vào kỹ năng

Nếu bạn mới bắt đầu sự nghiệp của mình, việc viết thư xin việc ở cấp độ đầu vào có vẻ khó khăn vì bạn không có kinh nghiệm làm việc. Tuy nhiên, đừng quá lo lắng, các nhà tuyển dụng hiện nay đang tìm kiếm ứng viên trẻ tuổi, không mong muốn họ có quá nhiều kinh nghiệm. Nếu bạn là sinh viên hoặc hoặc ứng viên ít kinh nghiệm làm việc, hãy xem xét về việc đưa vào thư xin việc của mình với những nội dung như sau:

+ Giải thích bộ kỹ năng liên quan của bạn, thể hiện sự ham học hỏi và chứng minh năng lực học hỏi nhanh chóng của bạn.

+ Đề cập đến bằng cấp liên quan của bạn (hoặc bằng cấp dự kiến nếu bạn chưa tốt nghiệp) và thành tích học tập và bạn đã đạt được.

6.4. Hãy yêu cầu nhà tuyển dụng phản hồi bạn một cách lịch sự

Điều này có vẻ bất lịch sự, nhưng trực tiếp nói với nhà tuyển dụng rằng bạn mong muốn được nghe phản hồi từ họ. Thực tế là, bạn đã đầu tư công sức và bỏ ra một quỹ thời gian vàng bạc để viết một lá thư xin việc ấn tượng. Chính vì thế, nếu nhà tuyển dụng muốn thể hiện được tính chuyên nghiệp trong phong cách tuyển dụng của mình, họ cũng nên viết một mẫu thư trả lời thông qua phương thức nào đó.

Khi kết thúc thư xin việc, hãy cung cấp cho nhà tuyển dụng số điện thoai, địa chỉ email hoặc bất kỳ thông tin nào khác cần thiết để giúp họ gửi cho bạn lời mời phỏng vấn. Ví dụ: “Tôi đã đính kèm CV xin việc của mình, trong đó chi tiết hơn về kỹ năng chuyên môn và giáo dục của tôi. Tôi mong được thảo luận về cách tôi có thể giúp [Công ty] chi tiết hơn trong một cuộc phỏng vấn. Bạn có thể liên hệ với tôi tại [038xxxxxxx] hoặc qua email tại [xxxx @gmail.com].

6.5. Thể hiện cá tính của bạn

thể hiện cá tính

Đó là sự lựa chọn tự nguyện, nhưng thư xin việc của bạn hoàn toàn có thể bao gồm sự hài hước, niềm đam mê cùng sự sáng tạo riêng biệt. Những gì bạn có thể tạo nên một lá thư xin việc mang đậm cá tính bản thân, không chỉ thông qua câu chuyện của bạn, mà còn ở hình thức, ngôn ngữ bạn sử dụng và cách trình bày thư xin việc của bạn trong đó nữa.

6.6. Tự tin - mạnh dạn nhưng không khoe khoang

Một lá thư xin việc mạnh mẽ truyền tải sự tự tin. Nhưng đừng vượt qua ranh giới giữa việc táo bạo và trở thành một kẻ khoe khoang không biết xấu hổ. Dù thế nào đi chăng nữa, khi viết thư ngỏ xin việc, hãy tránh những điều không nên làm như sau:

+ Xin lỗi vì bất cứ điều gì: Đừng viết thư xin việc nghe có vẻ tự giác và đầy lời xin lỗi. Bạn không nhận được điểm thưởng cho sự khiêm tốn và lời nói của bạn có thể sẽ trở nên giả tạo. Sẽ không có vấn đề gì nếu bạn có những khoảng trống trong công việc, thiếu hụt về kỹ năng hay kinh nghiệm hoặc đơn giản là cảm thấy đau khổ, hãy hành động như bạn xứng đáng với công việc này.

+ Khoe khoang: Mặt khác, đừng viết thư xin việc nghe có vẻ như bạn là một nhân viên “đã qua sử dụng”, những người đang khao khát rao bán bản thân. Chẳng hạn như: “Tôi có thể đảm bảo rằng bạn chưa bao giờ gặp một người làm việc chăm chỉ hơn tôi. Khi bạn gặp tôi, rõ ràng tôi là người hoàn hảo cho công việc. Tôi sẽ làm cho doanh nghiệp của bạn bùng nổ hơn bao giờ hết”.

6.7. Hãy trung thực, đừng tô điểm quá đà

Nếu bạn muốn kéo dài sự thật về trải nghiệm của bản thân, nhưng thật tệ nếu bạn chọn cách nói dối nhà tuyển dụng. Thêm một năm nhưng sự thật là chỉ có kinh nghiệm sáu tháng hoặc nhiều hơn nữa,... Sau tất cả, có ai thực sự sẽ kiểm tra điều này không? Câu trả lời là có, một người nào đó trong ngành nhân sự có thể kiểm tra lại hồ sơ của bạn, đặc biệt là phần kinh nghiệm.

Lời nói dối của bạn có thể được phát hiện ở một thời điểm không phù hợp, nghiêm trọng trong sự nghiệp, tàn phá triển vọng việc làm tương lai của bạn và khiến bạn tự hỏi tại sao bạn lại làm điều đó. Bởi vì thực sự, bạn sẽ không cần phải tô điểm. Bạn sẽ có một công việc phù hợp với chính kinh nghiệm mà bạn đang sở hữu.

7. Viết thư xin việc - Viết Cover Letter trong tiếng Anh

thư xin việc tiếng anh

Ngoài thư xin việc bằng tiếng Việt, bạn cũng nên chuẩn bị một Cover Letter mẫu bằng tiếng Anh. Trong trường hợp ứng tuyển vào các công việc có yêu cầu bắt buộc hay các nhà tuyển dụng là doanh nghiệp nước ngoài. Nhiều người cho rằng, tại sao họ phải tạo thư xin việc tiếng Anh trong khi đã có CV xin việc tiếng Anh. Tuy nhiên, như những chức năng tuyendung3s.com đã đề cập về thư xin việc trước đó. Việc chuẩn bị một mẫu thư xin việc bằng tiếng Anh là không hề vô nghĩa.

Một mẫu thư xin việc tiếng Anh không chỉ bổ sung thông tin giúp bạn thuyết phục được nhà tuyển dụng. Mà thông qua mẫu thư xin việc này, chúng còn thể hiện được trình độ và kỹ năng viết bằng tiếng Anh của bạn tốt như thế nào. Nếu như tiếng Anh cũng là một yêu cầu bắt buộc trong công việc, thì đây là cơ hội tốt để bạn có thể chứng minh đấy nhé. Về cơ bản, nội dung trong mẫu thư giới thiệu xin việc tiếng Anh cũng tương tự như tiếng Việt. Tuyendung3s.com chỉ lưu ý những điểm sau đây:

+ Thứ nhất, nhiều ứng viên sử dụng đại từ xưng hô chung chung, chẳng hạn như “Dear Sir/Madam” trong phần kính gửi. Tuy nhiên, đừng quá làm dụng các cụm từ này, thay vào đó như đã nói, hãy cố gắng tìm kiếm thông tin của người nhận thư giới thiệu xin việc của bạn, và nhắc tên của họ ở phần này. Hãy áp dụng cấu trúc đơn giản mà lịch sử như: “Dear Mr/ Ms....” nhé.

+ Thứ hai, đừng sử dụng quá nhiều từ vựng mang tính cường điệu. Hãy sử dụng những từ vựng đơn giản, dễ hiểu, thể hiện được những kỹ năng hay chuyên môn mà bạn có.

+ Thứ ba, áp dụng các ngữ pháp tiếng Anh cơ bản, không dông dài. Khi trình độ tiếng Anh của bạn chưa thực sự xuất sắc, hãy chỉ sử dụng những ngữ pháp ngắn gọn. Tránh gặp phải sai sót, sai nghĩa, làm lộ điểm yếu về tiếng Anh của bạn nhé.

+ Cuối cùng, thư xin việc bằng tiếng Anh phải đảm bảo sự chỉn chu, không có lỗi chính tả, trình bày bố cục gọn gàng, sạch sẽ,...

8. Cách viết thư xin việc gửi qua email

Cách viết thư giới thiệu xin việc online và gửi nó qua địa chỉ email giờ đây đã trở thành một trong những kỹ năng ứng tuyển không thể bỏ qua của thời đại kỷ nguyên công nghệ. Bởi nếu nhà tuyển dụng nhận một email với nội dung quá đơn giản như “Vui lòng mở tệp đính kèm” thì chắc chắn họ sẽ không hài lòng một chút nào. Đó chính là lý do tuyendung3s.com muốn bạn học hỏi cách làm thế nào để tạo thư xin việc qua email một cách chuyên nghiệp nhất. Một vài kinh nghiệm được đúc kết dưới đây sẽ giúp bạn tự tin hơn trước khi bắt tay vào tạo thư xin việc qua email đấy:

8.1. Hãy chắc chắn bạn đã nằm lòng yêu cầu của nhà tuyển dụng

đọc hướng dẫn

Không quá bất ngờ vì ngày nay, nhiều nhà tuyển dụng thường có xu hướng hoặc thói quen nhận thư xin việc online, thông qua hòm thư điện tử email. Tuy nhiên, một số khác lại không, chính vì vậy, ứng viên trước khi thực hiện bất kỳ một hành động nào liên quan đến ứng tuyển công việc. Hãy cố gắng đọc hết tất cả những thông tin đăng tuyển mà bạn đã tiếp cận được. Nhà tuyển dụng thường sẽ hướng dẫn chi tiết cách thức bạn cần ứng tuyển đối với riêng họ đấy.

8.2. Tự hỏi email của mình đã chuyên nghiệp chưa?

Gửi thư xin việc qua email nhưng tên email lại không hề gây thiện cảm cho người nhận, thậm chí chưa tính đến các trường hợp gây ức chế. Nhà tuyển dụng có hàng trăm email phải đọc mỗi ngày, và chắc chắn họ sẽ cảm thấy khó chịu, đóng email của bạn ngay lập tức nếu như trông thấy tên email thiếu tính lịch sự và chuyên nghiệp của bạn.

Hãy xem xét lại việc tạo một cái tên email có đầy đủ tên họ hoặc những thông tin cơ bản liên quan đến bạn nhất. Chẳng hạn như: nguyenhoang@gmail..., hathutran@yahoo... Thông qua một cái tên email, vừa nói lên tính chuyên nghiệp ở bạn, vừa giúp nhà tuyển dụng dễ nhớ hơn về những thông tin liên quan đến bạn đó.

8.3. Đặt tiêu đề súc tích, tránh dông dài

súc tích, ngắn gọn

Tiêu đề là dòng nội dung đầu tiên mà nhà tuyển dụng sẽ nhìn thấy khi mở email của bạn lên, trước khi họ kịp đọc nội dung của thư xin việc bên trong. Một dòng tiêu đề không nên đặt quá 60 ký tự, súc tích, ngắn gọn, chứa đựng đầy đủ các thông tin như họ tên và vị trí mà ứng viên tuyển dụng. Nhiều doanh nghiệp có phần hướng dẫn cụ thể đối với việc đặt tiêu đề của thư xin việc gửi qua email. Hãy chú ý đến phần hướng dẫn này (nếu có). Còn nếu không, hãy đặt theo công thức như sau: Thư xin việc - Tên - Vị trí ứng tuyển (VD: Thư xin việc - Hạ Nhung - Nhân viên CSKH).

8.4. Đừng quên đính kèm CV của bạn

Nội dung của một mẫu thư xin việc không thể nào cho nhà tuyển dụng biết hết những giá trị bản thân mà bạn đang sở hữu. Chính vì vậy, bạn cần đính kèm file CV, điều này giúp nhà tuyển dụng nhìn nhận cụ thể và rõ nét hơn về chuyên môn, kinh nghiệm, kỹ năng, giải thưởng của bạn, xem xét sự phù hợp của bạn đối với công việc.

Trong email thư xin việc, hãy nhắc nhở nhà tuyển dụng xem CV của bạn bằng cách để lại một dòng tin cuối cùng của bức thư nhé. Chẳng hạn như: “Vui lòng xem file CV đính kèm của tôi với vị trí Nhân viên CSKH”.

8.5. Viết nội dung thư xin việc bằng email ngắn gọn

Nếu bạn đã có một mẫu thư xin việc được tạo cho công việc này trước đó, hãy sử dụng chính nội dung đó để dán vào nội dung email. Tuy nhiên nếu không, bạn vẫn có thể áp dụng những lời khuyên của tuyendung3s.com trên đây để viết nội dung cho email của mình. Thường thì thư xin việc qua email sẽ ngắn gọn hơn, những vẫn đảm bảo đầy đủ mở bài, thân bài và kết bài nhé.

8.6. Nên bao gồm chữ ký dưới email

Hãy tưởng tượng xem, nhà tuyển dụng đọc xong thư xin việc của bạn và cảm thấy bạn rất phù hợp. Tuy nhiên họ cố gắng liên hệ với bạn nhưng không được, hẳn thật tồi tệ và kém may mắn phải không nào? Vì vậy, chữ ký dưới cùng khi kết thúc email là việc bạn nên làm. Chữ ký email sẽ bao gồm thông tin cơ bản về cách liên hệ với bạn, chẳng hạn như:

Phan Hoàng Linh

SĐT: 0978xxxxxx

Email: linhphan@xxxxxx

9. Viết thư xin việc ấn tượng cần chú ý những gì?

những lưu ý

Mặc dù thường bị bỏ qua, nhưng thư xin việc có thể là một trong các yếu tố quyết định chính giúp quá trình ứng tuyển của bạn trở nên nổi bật. Nhưng cách viết thư bày tỏ nguyện vọng xin việc là điều khá khó khăn với những ai vừa mới bắt đầu, chưa có quá nhiều kinh nghiệm trong quy trình ứng tuyển. Vậy bạn cần chú ý những gì khi thực hiện viết các mẫu thư xin việc?

9.1. Thư xin việc nên viết tay hay đánh máy?

Có lẽ đây là một trong những thắc mắc của nhiều ứng viên trong quá trình viết mẫu thư ứng tuyển xin việc nhất. Vì nếu như trước đây, mọi văn bản thường được viết tay một cách thủ công, thì ngày nay bạn đã có thể đơn giản hóa thao tác này bằng cách gõ văn bản truyền thống, thậm chí là chỉ cần chỉnh sửa trong lúc tạo thư xin việc online.

Tuy nhiên trên thực tế, một mẫu thư bày tỏ nguyện vọng xin việc viết bằng tay đôi khi sẽ là yêu cầu bắt buộc của nhà tuyển dụng. Trong trường hợp này, bạn chắc chắn sẽ phải thực hiện nó. Là mẫu thư ngỏ xin việc làm, chính vì thế khi được viết bằng tay, nó sẽ thể hiện được mong muốn và sự nghiêm túc từ ứng viên. Tuy nhiên, khi quyết định viết thư xin việc viết tay ấn tượng, ứng viên cũng nên lưu ý về cách viết, đặc biệt là cách trình bày thư xin việc, chữ viết tay rõ ràng, đẹp,...

9.2. Cách trình bày thư xin việc sao cho đẹp

cách trình bày

Sự chuyên nghiệp và rõ ràng là chìa khóa để bạn có thể viết thư xin việc. Về phông chữ, hãy sử dụng một loại phông chữ đồng nhất giữa thư xin việc và CV xin việc. Phông chữ phải đảm bảo được tính dễ đọc, dễ nhìn. Time New Roman, Arial, Calibri,... là những lựa chọn đến được ưu tiên. Đây đều là những phông chữ hiển thị tốt, gây thiện cảm, không rối mắt. Căn lề đồng đều ở cả bên trên, bên dưới và hai bên của thư xin việc.

Giữa các danh mục, như đoạn văn, tiêu đề,... nên để giãn cách các khoảng trống. Bạn có thể thu gọn kích thước chữ và kích cỡ khi căn lề để có thể bao quát nội dung của thư xin việc trong một trang giấy. Tuy nhiên, các khoảng giãn cách là nên xuất hiện để thư của bạn trông được dễ nhìn và dễ đọc hơn. 

9.3. Đọc lại thư xin việc của bạn

Bạn có thể mệt mỏi với việc viết thư xin việc sau khi thống nhất từng câu từng chữ, nhưng dù sao thì bạn cũng nên đọc lại nó. Đừng chỉ chạy đi kiểm tra chính tả và sử dụng những ứng dụng để phát hiện ra lỗi trình bày. Vì bạn có khả năng bỏ sót lỗi do quá quen thuộc với các chữ cái. Đọc thành tiếng và đặt nó ở một định dạng phông chữ khác là hai trong số các thủ thuật được đánh giá là chỉnh sửa thư xin việc tốt nhất.

Nhờ người khác kiểm tra lại thư xin việc của bạn là một cách tuyệt vời để cải thiện nó. Bất kể đó lại bạn bè, người thân, hoặc bất cứ ai bạn gặp,.... họ đều có thể cung cấp cho bạn thông tin phản hồi thiết yếu về việc thư của bạn có rõ ràng hay không và liệu nó có được tranh luận về nội dung hay không. Họ cũng sẽ nhận ra được các lỗi ngữ pháp và chính tả nhỏ mà bạn đã bỏ qua.

Cuộc săn việc của bạn sẽ không thành công nếu bạn gửi cùng một mẫu thư xin việc cho mọi công ty và chỉ cần thay tên hay địa chỉ. Mặc dù cuối cùng, bạn có thể tìm được một công việc, hãy đảm bảo tăng cường cho bản thân bằng cách dành thời gian cho mỗi mẫu thư xin việc, nhắm mục tiêu vào các công việc và mô tả công việc cụ thể.

10. Những điều không nên làm đối với thư xin việc của bạn

Đừng đánh giá thấp tầm quan trọng của một mẫu thư xin việc. Và để sở hữu một mẫu thư xin việc hay và ấn tượng. Hãy tránh xa những điều được tuyendung3s.com nhắc nhở sau đây!

10.1. Sử dụng cùng một thư xin việc cho mọi công việc

sử dụng một mẫu

Nếu bạn đang sử dụng một mẫu thư xin việc giống hệt nhau cho các vị trí công việc khác nhau, hãy kịp thời dừng lại điều này. Nó có thể giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức, nhưng nó sẽ không giúp bạn có được công việc mong muốn. Một mẫu thư ứng tuyển được viết bằng các cụm từ chung chung và không cung cấp tính cụ thể về công ty, ngành hoặc vai trò bạn đang ứng tuyển.

Bạn cũng có thể bao gồm rất nhiều thông tin, thậm chí là những thông tin không liên quan đến công việc. Điều này chỉ có thể sự thiếu quan tâm thực sự, chưa kể đến sự lười biếng, đối với hầu hết các nhà tuyển dụng mà nói. Thay vào đó, luôn luôn đề cập đến công việc theo tiêu đề và mô tả, giải thích làm thế nào các kỹ năng của bạn có thể mang lại lợi ích cụ thể cho công ty.

Rốt cuộc, nhà tuyển dụng muốn biết làm thế nào bạn có thể là một tài sản đối với họ và không có khả năng bị ấn tượng bởi bất kỳ ai đảm nhận các vai trò và công ty trong toàn bộ ngành cùng cấp độ.

10.2. Đưa vào thư xin việc những thông tin quá cá nhân

Có lẽ bạn đã không may mắn với một công việc gần đây. Hãy bạn đang gặp vấn đề về tiền bạc, gia đình,... Cuộc sống đôi khi sẽ gặp phải những khó khăn, nhưng không phải lúc nào cũng ta cũng được quyền nói về nó. Không bao giờ là ổn khi nói về cuộc sống cá nhân của bạn hoặc chia sẻ các chi tiết không liên quan trên một tài liệu chuyên nghiệp.

Và chắc chắn điều đó sẽ không cải thiện được công tác ứng tuyển việc làm của bạn. Các chủ đề cá nhân khác như nói về lý do rời bỏ công việc hiện tại của bạn, hay những lời biện minh quá chi tiết cho sự thất bại trong nghề nghiệp, thậm chí là nói xấu đồng nghiệp và cấp trên ở công ty cũ. Tất cả những điều này nên được liệt kê vào danh mục “không nên đề cập”. Vì vậy, hãy tập trung vào vấn đề và tập trung vào công việc bạn đang ứng tuyển.

10.3. Đề cập đến những vấn đề không liên quan

Đề cập đến những vấn đề không liên quan

Luôn nhớ rằng, công tác ứng tuyển của bạn không dựa trên những gì bạn muốn, đó là tất cả những gì nhà tuyển dụng muốn. Chắc chắn, bạn nên nói về thành tích, kỹ năng và kinh nghiệm của mình. Nhưng chỉ khi chúng liên quan trực tiếp đến vị trí tuyển dụng mà bạn đăng ký. Tránh chi tiết hóa những hy vọng và ước mơ của bạn, và đừng giải thích những gì cá nhân bạn nhận được từ công việc, chẳng hạn như lương thưởng, chế độ đãi ngộ,...

Bởi vì thư xin việc không phải là để có thể hoàn thành những mục tiêu của bạn, mà là về việc chứng minh cho nhà tuyển dụng rằng bạn có những gì cần thiết để hoàn thành mục tiêu của họ. Tập trung vào những gì họ sẽ nhận được từ việc tuyển dụng bạn. Đồng thời, giải thích các kỹ năng cụ thể của bạn có thể giúp họ như thế nào và bạn có nhiều khả năng gây ấn tượng hơn.

10.4. Để lộ điểm yếu của bạn

Nhà tuyển dụng không quan tâm đến những gì bạn không thể làm. Họ muốn biết những gì bạn có thể làm được. Nếu bạn thiếu kinh nghiệm trong một số lĩnh vực nhất định, nhưng có thế mạnh ở những lĩnh vực khác, thì chỉ cần tập trung vào những điểm mạnh của bạn trong thư xin việc. Sự tiêu cực không có chỗ trong thư xin việc, vì vậy nếu có không chứng minh được lý do tại sao bạn nên nhận công việc thì có thể không đáng để đề cập.

Ngoài ra, sự tự tin là chìa khóa khi nói đến việc tìm kiếm việc làm.

10.5. Kỳ vọng công việc đến mức thiếu chuyên nghiệp

Không cần quá nhiệt tính với sự háo hức không chính đáng trong thư xin việc của bạn. Hãy nhiệt tình về vị trí bạn ứng tuyển và lý do tại sao bạn nghĩ rằng tổ chức của họ sẽ là một nơi lý tưởng và tuyệt vời để bạn làm việc. Nhưng hãy đảm bảo tất cả các tính từ vượt trội và cường điệu ở mức tối thiểu nhé.

11. Tuyendung3s.com - Địa điểm cung cấp thư xin việc online đẹp nhất

Nếu bạn không có thời gian, bạn đang đi tìm các mẫu thư xin việc ấn tượng nhưng chuyên nghiệp. Thì tuyendung3s.com chính là nơi cho bạn sự hỗ trợ khó tìm này. Là một trong những hệ sinh thái cung cấp các tính năng ứng tuyển việc làm trực tuyến, tại đây, ứng viên sẽ được trải nghiệm trình tạo thư gửi xin việc chỉ trong 5 phút.

11.1. TOP các mẫu thư xin việc hay nhất và đẹp nhất

Tại sao nên chọn thư xin việc tại tuyendung3s.com?

+ Thứ nhất, tuyendung3s.com là một trong những website cung cấp tin tuyển dụng và việc làm lớn nhất hiện nay.

+ Thứ hai, thư xin việc của tuyendung3s.com đa dạng mẫu mã, chuyên biệt đối với từng ngành nghề.

+ Thứ ba, thư xin việc của tuyendung3s.com dễ tạo, dễ sử dụng, có nhiều tùy biến giúp người dùng chủ động hơn để thể hiện cá tính riêng biệt.

Các mẫu thư xin việc tại tuyendung3s.com đều đảm bảo tính đẹp về hình thức, chuyên nghiệp về nội dung. Bạn có thể tham khảo các mẫu thư xin việc chuẩn sau đây:

thư xin việc hay

thư xin việc ấn tượng

thư xin việc đẹp

11.2. Hướng dẫn tạo thư xin việc online tại tuyendung3s.com

Chỉ bằng một vài thao tác, các ứng viên của tuyendung3s.com đã có thể cho ra đời một mẫu thư xin việc chuẩn như ý muốn. Hãy thực hiện theo các bước sau:

+ Bước 1: Truy cập vào trang chủ của tuyendung3s.com

truy cập vào trang chủ

+ Bước 2: Tại giao diện màn hình chính, hãy nhấn chọn mục “Các mẫu CV”

bước 2

+ Bước 3: Sau khi màn hình đã chuyển sang một giao diện mới. Tại danh mục đầu tiên, người dùng nhấn chọn vào “Hồ sơ xin việc/ Thư xin việc”.

+ Bước 4: Tham khảo các mẫu thư xin việc chuyên nghiệp nhất của tuyendung3s.com trên giao diện mới. Bạn có thể di chuột vào mẫu thư mình yêu thích, sau đó tùy chọn xem trước hoặc sử dụng trực tiếp mẫu này.

bước 3

+ Bước 5: Để sử dụng trình tạo thư xin việc online của tuyendung3s.com, người dùng hãy tiến hành đăng nhập thông tin hoặc đăng ký tài khoản nhé.

Với các công cụ tạo vô cùng tiện ích, người dùng có thể tùy chọn kích thước, phông chữ, màu sắc và vô vàn những tính năng khác. Bên cạnh đó, phần nội dung thư xin việc mẫu cũng có thể định hướng cho bạn cách viết thư xin việc hay và ấn tượng, đúng mong muốn của nhà tuyển dụng.

Là một trong những tài liệu quan trọng quyết định bạn có vào được vòng phỏng vấn hay không. Bằng những chia sẻ và lời khuyên hữu ích trên đây, tuyendung3s.com hy vọng thư xin việc của bạn sẽ mang đến cho bạn cơ hội việc làm tốt nhất!